Bản tin Hoàng Sa ngày 20/5: Thủ đoạn mới của Hải cảnh Trung Quốc

Các vòi rồng từ tàu Hải cảnh TQ chỉ nhằm vào ống khói, ăng-ten của tàu CSB Việt Nam, để phá hỏng máy móc, thiết bị thông tin liên lạc. Dã man hơn, chúng còn nhằm cả vào phao cứu sinh để phá nát những phương tiện này.
Bản tin Hoàng Sa ngày 20/5: Thủ đoạn mới của Hải cảnh Trung Quốc - ảnh 1

* Thông tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, tính đến ngày 19/5, Việt Nam vẫn duy trì lực lượng tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép. Các tàu chấp pháp của nước ta thường xuyên bám sát, hỗ trợ các tàu cá và ngư dân của ta đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động tại ngư trường truyền thống quanh khu vực giàn khoan Hải Dương -981.

Cũng theo lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, số tàu của Trung Quốc quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 trong ngày 19/5 còn khoảng trên 90 chiếc các loại, trong đó 4 tàu quân sự vẫn được duy trì và di chuyển ra khu vực đảo Tri Tôn neo đậu.

Tuy nhiên, các tàu cá Trung Quốc vẫn vô cùng hung hãn, sẵn sàng đâm va vào tàu cá Việt Nam, đã có khoảng 30 tàu cá vây ép, đâm va, uy hiếp tàu cá của Việt Nam, nhưng ngư dân Việt Nam tiếp tục đấu tranh đòi ngư trường để tiếp tục sản xuất. Thậm chí lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam phát hiện 1 chiếc máy bay chiến đấu kiểu JH-7 bay qua phía trên các tàu của lực lượng Cảnh sát biển ở độ cao 700-1.000m.

Mỗi khi tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức tiến gần vào khu vực lắp đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc khoảng 7-8 hải lý, các tàu của Trung Quốc lập tức đồng loạt tổ chức đâm va và cùng nhau phun nước. Có lúc tàu Việt Nam còn bị tới 5 tàu của Trung Quốc bao vây, đâm và phun nước.

Vô nhân đạo hơn, theo PV VTC14 chia sẻ, các vòi rồng từ tàu Hải cảnh Trung Quốc chỉ nhằm vào ống khói, ăng-ten của tàu cảnh sát biển Việt Nam, để phá hỏng máy móc, thiết bị thông tin liên lạc. Dã man hơn, chúng còn nhằm cả vào phao cứu sinh để phá nát những phương tiện cứu nạn này.

* Theo Giáo sư Kim Tae-wan Trưởng Khoa chính trị Đại học Dong-Eui, Hàn Quốc trả lời phỏng vấn của TTXVN, Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn được. Nói về cái được, mặc dù thông qua hành động lần này, Trung Quốc có thể, ở mức độ nào đó, cho Việt Nam và cộng đồng quốc tế thấy Trung Quốc không có ý định từ bỏ quyền lợi ở khu vực này. Tuy nhiên, trong bối cảnh có sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam – nước liên quan trực tiếp, ngay từ giai đoạn đầu nên dù có lắp đặt thành công giàn khoan, Trung Quốc cũng không thể được cộng quốc tế công nhận khu vực đó là chủ quyền của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc dù đang muốn trở thành nước lãnh đạo cộng đồng quốc tế cùng với Mỹ theo kiểu G2 song căn cứ vào sự phản kháng mạnh mẽ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc cũng khó có thể tiến hành khai thác dầu trên thực tế tại khu vực này.

Bản tin Hoàng Sa ngày 20/5: Thủ đoạn mới của Hải cảnh Trung Quốc - ảnh 2

Ngư dân Việt Nam vẫn kiên cường ra khơi, quyết không để mất ngư trường.

Về cái mất, trong bối cảnh Trung Quốc đang mâu thuẫn, tranh chấp sâu sắc với Nhật Bản và Philippines xung quanh vấn đề chủ quyền lãnh thổ, hành vi đơn phương của Trung Quốc không chỉ khiến Việt Nam mà còn khiến các quốc gia trong khu vực Đông Á, bao gồm cả các quốc gia Đông Nam Á, sẽ hoài nghi hơn về việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh kinh tế và quốc phòng. Do đó, dù Trung Quốc có tuyên truyền về sự trỗi dậy hòa bình như thế nào đi chăng nữa thì khi nảy sinh các mâu thuẫn, tranh chấp với đại bộ phận các quốc gia láng giềng như hiện nay, các quốc gia này sẽ đoàn kết lại và tiến hành các hoạt động nhằm kiềm chế việc cường quốc hóa của Trung Quốc.  Điều này dẫn tới kết quả là sẽ giúp cho Mỹ thực hiện chiến lược quay trở lại Châu Á. Các quốc gia Châu Á đang có mâu thuẫn với Trung Quốc sẽ mượn sức mạnh của Mỹ để đối kháng với Trung Quốc.

* Bà Hélène Luc, nguyên Thượng nghị sĩ Pháp, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Pháp-Việt: “Tôi đã rất thất vọng khi thấy Trung Quốc thực hiện hành động gây hấn để biến mọi chuyện thành việc đã rồi với mục đích xâm chiếm một nơi ngay gần các hòn đảo nổi mà từ lâu đã thuộc về Việt Nam. Trung Quốc cần phải tôn trọng các cam kết, các công ước mà họ đã ký”.

Ông Sergey Chervanchuk, Tổng thư ký Hội hữu nghị Ukraine-Việt Nam: “Tôi nghĩ với tư cách là người ủng hộ Việt Nam, chúng tôi sẽ bỏ phiếu cho các bạn Việt Nam nếu sự việc được đưa ra xem xét bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ukraine ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Về phía Hội Hữu nghị Ukraine-Việt Nam, chúng tôi sẽ đề nghị Bộ Ngoại giao Ukraine ủng hộ việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam và giải quyết xung đột bằng con đường hòa bình”.

Bà Janicee A.Buco, Hội hữu nghị Việt Nam-Philippines: “Chúng tôi kịch liệt phản đối hành động của Trung Quốc. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chung sống hài hòa với các nước láng giềng. Ngoài ra, chúng tôi kêu gọi sự ủng hộ của chính quyền Philippines và cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam”.

Hãng tin Bloomberg đăng bài bình luận cho rằng với sự hung hăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, có vẻ như nước này đang đi theo chính sách của các đế quốc thời trước Thế chiến II. Theo bài báo, yêu sách đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến dư luận nhớ lại bản “21 yêu sách” mà đế quốc Nhật đưa ra vào năm 1915. Theo Bloomberg, chủ trương khăng khăng đòi đàm phán song phương về tranh chấp nhằm lợi dụng ưu thế nước lớn của Trung Quốc chẳng khác nỗ lực của các đế quốc cô lập nước này về mặt ngoại giao trước Thế chiến II.

Theo hãng tin Reuters, thông điệp mà Bắc Kinh nhắc đi nhắc lại có thể hiểu rằng: “Đừng đùa với chúng tôi, vì như thế, các bạn đang đùa với lửa”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nghĩ rằng ngọn lửa chỉ cháy đối thủ của mình. Họ sai, "đốm lửa nhỏ" ở Biển Đông hoàn toàn có thể sẽ cháy lan về Bắc Kinh.

Bản tin Hoàng Sa ngày 20/5: Thủ đoạn mới của Hải cảnh Trung Quốc - ảnh 3

Tàu cảnh sát biển 2013

* Sáng 20.5, tại quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng, các tàu cảnh sát biển 2013, 2016 và kiểm ngư 628 đang được khẩn trương sửa chữa do bị tàu Trung Quốc tấn công khi làm nhiệm vụ đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam.

Lương Minh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !