Bác sĩ đông y chỉ ra sự thật phũ phàng về tác dụng của cao hổ cốt

“Cao hổ cốt không có tác dụng như lâu nay người ta vẫn đồn đoán. Có người bệnh từng uống tới nửa kg cao hổ mà vẫn đau lưng”, BS Nguyễn Văn Thế, BV Y học cổ truyền Công an (Bộ Công an) khẳng định. 

{keywords}
BS Nguyễn Văn Thế, BV Y học cổ truyền Công an (Bộ Công an).

Chị Hoa (Cầu Diễn, Hà Nội) lo lắng cho biết anh Sơn - chồng chị - năm nay mới 43 tuổi nhưng hay kêu đau nhức khớp gối, đau lưng, đáng ngại hơn là đời sống tình dục suy giảm rõ rệt.

Không muốn căn phòng nguội lạnh hàng đêm, chị Hoa thuyết phục mãi, chồng chị mới chịu đến viện khám.

"Khi đi khám, bác sĩ khẳng định chồng tôi bị thoái hoá khớp, yếu sinh lý, cần phải ăn nhiều thực phẩm giúp tăng cường chức năng sinh lý. Tôi cũng được một số người khuyên nên cho chồng dùng cao hổ cốt”, chị Hoa cho biết.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu, chị được biết giá mỗi lạng cao hổ cốt lên tới vài chục triệu đồng và để mua được cao hổ cốt "xịn" thì không hề dễ dàng, thậm chí không cẩn thận có thể “tiền mất” mà “tật vẫn mang”.

Không ngạc nhiên với băn khoăn của chị Hoa, bà Nguyễn Tuyết Trinh thuộc Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam cho rằng dù các hành vi buôn bán và tiêu thụ các sản phẩm từ hổ là trái với quy định của pháp luật nhưng tại Việt Nam, các sản phẩm từ hổ vẫn được sử dụng.

Kết quả từ cuộc khảo sát người tiêu dùng do Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam thực hiện năm 2017 cho thấy 6% số người tham gia khảo sát đã sử dụng các sản phẩm từ hổ và 64% trong số họ khẳng định họ sẽ khuyến khích người khác sử dụng các sản phẩm này. Trong số đó, cao hổ cốt được xem là chế phẩm được tiêu dùng nhiều nhất.

Cao hổ vẫn được nhiều người tin đến mức cuồng tín là "thần dược" có thể chữa các bệnh về xương khớp hoặc cải thiện sinh lý. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy.

Trao đổi với phóng viên tại lễ phát động Dự án truyền thông thay đổi hành vi giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ tại Việt Nam, diễn ra vào chiều 10/12, bác sĩ Nguyễn Văn Thế, BV Y học cổ truyền Công an (Bộ Công an) khẳng định các bài thuốc có sử dụng sản phẩm từ động vật, sản phẩm động vật như mật gấu, tê giác, cao hổ… không có tác dụng như lâu nay người ta vẫn đồn đoán. Nhiều bệnh nhân vẫn mơ hồ về công dụng thực sự của những sản phẩm này.

Từng có thời gian 25 năm công tác, mỗi ngày tiếp nhận điều trị cho khoảng 200 bệnh nhân, bác sĩ Thế cho biết ông gặp nhiều người đã từng sử dụng các sản phẩm này nhằm tăng cường sức khỏe nhưng kết quả không như ý. Bởi các bệnh đau nhức xương khớp mạn tính đều có một quá trình hình thành trong thời gian dài trước đó.

“Tôi đã có người bạn sử dụng tới nửa kg cao hổ cốt mà vẫn đau lưng. Nhiều khách hàng  từng dùng cao hổ nhưng họ vẫn đau lưng. Cao hổ cốt bản chất chủ yếu là canxi mà canxi để vào xương phụ thuộc vào 3 vấn đề. Để hấp thụ được canxi, bác sĩ phải kê đến 3 loại thuốc. Nếu chỉ dùng cao hổ cốt mà xương hấp thụ được canxi thì hơi khó khăn, do đó, hiệu quả rất thấp so với số tiền bỏ ra”, bác sĩ Thế nhấn mạnh.

Theo chuyên gia này, ngày nay cao hổ bị làm giả rất nhiều. Để dễ tiêu thụ với giá cao, người ta có thể cho thêm thuốc kháng viêm của tân dược, có chứa Corticosteroid, với tác dụng kháng viêm và giảm đau nhanh chóng, vào cao hổ.

Việc vô ý sử dụng các thuốc kháng viêm Corticosteroid kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, loãng xương, suy thượng thận, nghiêm trọng hơn là bị hội chứng Cushing do dùng Corticosteroid quá liều: mặt tròn như mặt trăng, rạn da, rậm lông, loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn sinh dục, trầm cảm…

Trong khi đó, theo bác sĩ Thế, trong đông y cũng có rất nhiều vị thuốc chuyên dùng để chữa các bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả như đỗ trọng, tục đoạn, cốt toái bổ, thiên niên kiện, cẩu tích… Các vị thuốc này giá cả bình dân và có thể dùng thay thế cao hổ cốt.

'Gãy súng' do thói quen nhiều nam giới rất hay mắc phải

'Gãy súng' do thói quen nhiều nam giới rất hay mắc phải

Ngày 7/12, Khoa Nam học và Y học giới tính- Bệnh viện ĐH Y Hà Nội tiếp nhận một bệnh nhân (40 tuổi) đến viện trong tình trạng “cậu nhỏ” sưng nề, bầm tím và đau tức nhiều.

Chạy bộ càng lâu, chuyện ấy.... càng dai

Chạy bộ càng lâu, chuyện ấy.... càng dai

Cứ mỗi phút kéo dài thêm trên máy chạy bộ thì thời gian hoạt động tình dục kéo dài thêm hai đến ba phút.

N. Huyền 

Liệt tứ chi, cuộc sống phụ thuộc vào máy thở vì thuốc lá

Khói thuốc lá là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý từ ung thư tới tim mạch, hô hấp. Hút thuốc lá gây nghiện rất khó cai.

Người đàn ông nhập viện vì uống thuốc quên bóc vỏ

Người đàn ông 69 tuổi ở Hà Tĩnh phải nhập viện để gắp dị vật vì uống thuốc còn nguyên vỏ.

Biết dị ứng kháng sinh nhưng vẫn uống thuốc, người đàn ông suýt chết

Bệnh nhân nam, 60 tuổi, ở Quảng Ninh, nhập viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, tức ngực, nổi mẩn, ngứa, sau khi uống thuốc chữa viêm họng mua tại quầy thuốc gần nhà.

Báo động đỏ cứu bé trai vỡ gan, dập phổi vì gặp tai nạn lúc chơi đùa

Đang chơi với bạn, cậu bé ngã ra đường và bị xe tải cán phải. Công an đưa em đến viện cấp cứu trong tình trạng vỡ gan, mất máu nhiều.

Thủng loét dạ dày vì thói quen sau bữa ăn của nhiều người Việt

Ngậm tăm sau khi ăn là thói quen của nhiều người Việt Nam. Khi ho, sặc, tăm có thể chui vào ống tiêu hóa, gây thủng ruột, dạ dày.

Bác sĩ phát hiện dạ dày bệnh nhân như ‘đống rác hỗn độn’

Khi nội soi cho một bệnh nhân trẻ tuổi, các bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) không khỏi sửng sốt khi gắp ra rất nhiều dị vật từ dạ dày, giống như một đống rác hỗn độn.

Tác dụng của trà, cà phê với bệnh tiểu đường

Nghiên cứu mới cho thấy bệnh nhân tiểu đường loại 2 có thể giảm 25% nguy cơ tử vong sớm nếu thường xuyên uống cà phê, trà hoặc nước lọc.

Vào phòng mổ cấp cứu sau hai tháng ngã từ độ cao 2m

Sau tai nạn, ông vẫn tỉnh táo, sinh hoạt bình thường nên không đi khám. Gần đây, ông thường xuyên mệt mỏi, khi đi khám bác sĩ yêu cầu phải mổ cấp cứu.

Khó thở tưởng vì béo phì, hóa ra bị khối u hiếm gặp

Người đàn ông 30 tuổi khó thở kéo dài và ngày càng nặng hơn vì một khối u lớn, chèn kín đường thở.

Suýt chết sau cơn đau tức ngực dữ dội

Người đàn ông bị đau dữ dội như có vật đè lên ngực, nôn ói nên được đưa đi cấp cứu. Bác sĩ phát hiện động mạch vành phải của bệnh nhân tắc hoàn toàn.

Đang cập nhật dữ liệu !