Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức chỉ ra 5 biện pháp điều trị đau vai gáy

Đau vai gáy là một tình trạng phổ biến, ước tính có khoảng 20% dân số từng bị đau vai gáy trong suốt cuộc đời của họ. Tỷ lệ này chỉ đứng sau bệnh lý đau cột sống thắt lưng.

Theo TS.BS Nguyễn Đình Hòa, Khoa Phẫu thuật Cột sống - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có nhiều nguyên nhân gây ra đau vai gáy và không phải nguyên nhân nào cũng là do các rối loạn ở khớp vai.

Nguyên nhân đau vai gáy do thoái hóa khớp vai, viêm bao khớp. Tình trạng viêm bao khớp là do bao hoạt dịch khớp bị viêm có thể trong bệnh cảnh viêm khớp dạng thấp, gút hoặc chấn thương…. Bao khớp dày lên, căng, giảm tiết dịch bôi trơn khớp, dẫn đến khớp khó vận động, đông cứng. tình trạng này cũng có thể xảy ra do quá trình bất động khớp kéo dài.

Viêm bao hoạt dịch: Các túi hoạt dịch nhỏ chứa dịch nhầy giúp làm giảm ma sát giữa các cấu trúc như: xương, cơ và gân. Chúng nằm giữa các gân chóp xoay và mỏm cùng của vai.

Thoái hóa gân, viêm gân, rách gân: Thường gặp các gân chóp xoay và gân nhị đầu.

Chấn thương và bong gân, cột sống cổ và ngực trên: Các bệnh lý dây thần kinh liên quan ở cổ và ngực trên cũng có thể là nguồn gốc của đau vai gáy. Cơn đau thường từ cổ và lưng trên lan xuống phía sau khớp vai hoặc ra phía trên ngoài cánh tay.

Tổn thương dây thần kinh nách. Ngoài ra, còn một số các bệnh lý cơ quan khác có thể làm xuất hiện tình trạng đau vai như: sỏi mật, đau thắt ngực, đau tim, viêm phổi, u phổi….

Theo bác sĩ Hòa, việc điều trị đau vai gáy cũng tùy từng trường hợp và nguyên nhân cụ thể.  

{keywords}
Ảnh minh họa

Dưới đây là một số phương pháp điều trị đối với các bệnh lý tại khớp vai:

Thứ nhất, chế độ sinh hoạt và vận động: Bất động tương đối khớp vai, không bất động tuyệt đối. Người bệnh vẫn họat động và sinh hoạt bình thường với khớp vai bên đau, nhưng không làm các động tác vận động đột ngột, nên dừng các động tác ở tầm vận động khi thấy đau. Giảm hoặc tránh các hoạt động đưa tay lên cao, tăng sức tải lên khớp vai.

Thứ hai, vật lý trị liệu bao gồm các phương pháp điều trị giúp giảm đau trực tiếp (nhiệt, siêu âm, điện xung, điện di ion, xoa bóp) và các bài tập kéo giãn và tăng cường nhằm cải thiện chức năng vai tổng thể. Phương pháp và trọng tâm của vật lý trị liệu được xây dựng riêng tùy theo căn nguyên gây bệnh. Hiệu quả của vật lý trị liệu được tối ưu khi chẩn đoán chính xác và người bệnh tích cực tham gia vào quá trình phục hồi chức năng hàng ngày.

Thuốc ba, thuốc uống, kiểm soát cơn đau là bắt buộc trong tiến trình điều trị. Việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), acetaminophen, hoặc thuốc opiate ngắn hạn có thể giúp đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên các nguy cơ và lợi ích của mỗi loại thuốc cần được cân nhắc trước khi sử dụng.

Thứ tư, thuốc tiêm: Người bệnh rối loạn khớp vai mạn tính đáp ứng kém với các phương pháp điều trị trên, có thể tiêm corticosteroid kết hợp với thuốc gây tê cục bộ. Thuốc sẽ được đưa vào vùng bị tổn thương, như khoang dưới mỏm cùng vai, khớp vai hoặc khớp cùng vai đòn, bao gân. Tiêm dưới mỏm cùng vai trong bệnh lý chóp xoay là một lựa chọn điều trị được đồng thuận bởi Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS).

Đối với các bệnh lý viêm dính bao khớp được chứng minh là đáp ứng với tiêm thuốc nội khớp với mục tiêu giảm đau và tăng khả năng vận động khớp, đặc biệt khi kết hợp với vật lý trị liệu để kéo giãn.

Hiện nay, phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), bác sĩ Hòa cho biết huyết tương giàu tiểu cầu giúp cung cấp tiểu cầu tự thân và các yếu tố tăng trưởng như: yếu tố tăng trưởng biến đổi beta, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi, yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu và yếu tố tăng trưởng mô liên kết, kết hợp với nồng độ cao của tiểu cầu được hoạt hóa, kích thích chữa bệnh và thúc đẩy tăng trưởng của cơ và gân. 

Dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc C-ARM giúp đưa thuốc tiêm vào chính xác vùng bị tổn thương và mang lại hiệu quả tốt hơn.

Thứ 5 điều trị can thiệp: Điều trị can thiệp qua nội soi chỉ đặt ra khi đứt hoàn toàn gân cơ chóp xoay. Trường hợp gân cơ chóp xoay rách không hoàn toàn, chỉ định điều trị nội khoa mà không cần can thiệp. Khi điều trị nội khoa thất bại, có thể cân nhắc điều trị can thiệp nội soi để khâu phục hồi gân.

K.C 

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Đang cập nhật dữ liệu !