Bắc Kạn cắt giảm đầu tư công

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 11/NQ-CP UBND tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện Nghị quyết và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Để hiểu rõ hơn về việc này,chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Ngọc Đường, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn .

Bắc Kạn cắt giảm đầu tư công

Bắc Kạn cắt giảm đầu tư công

Ông Hoàng Ngọc Đường, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn .

Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, tỉnh Bắc Kạn đã cắt giảm chi tiêu công như thế nào, thưa ông?

Thực hiện Nghị quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ, Bắc Kạn triển khai nghiêm túc đến tất cả các cơ quan, đơn vị cơ sở ở các địa phương trong tỉnh. Việc đầu tiên, chúng tôi đề ra kế hoạch tiết kiệm chi 10% trong 9 tháng còn lại của năm 2011. Qua kiểm tra, các nơi trong tỉnh đã nghiêm túc thực hiện, tỉnh cũng đã giãn, hoãn 25 công trình xây dựng cơ bản với tổng số vốn trên 26 tỷ đồng. Bên cạnh đó, không khởi công công trình mới, trừ những công trình cấp bách có tính liên quan đến an ninh quốc phòng mà Thủ tướng cho phép, và toàn bộ số tiền đó được chuyển cho những công trình sẽ hoàn thành trong năm 2011.

Mặc dù cũng có những công trình hết sức cấp bách, nhưng để thực hiện nghiêm Nghị quyết 11, các công trình này đã phải tạm hoãn như công trình trạm xá các xã đã xuống cấp, hay trụ sở xã nhiều năm không được xây dựng… Cá biệt có những trụ sở xã xuống cấp, cán bộ phải sơ tán sang chỗ khác làm việc, nhưng cũng không khởi công mới. Tiếp nữa là vấn đề chi tiêu công cũng được thực hiện triệt để như không mua ô tô mới, các thiết bị văn phòng như điều hòa nhiệt độ, máy vi tính… không mua sắm mới mà sử dụng những cái hiện có. Có thể nói đến thời điểm này, Bắc Kạn đã thực hiện nghiêm Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Được biết, hiện nay Bắc Kạn đang kêu gọi các dự án đầu tư vào nông, lâm nghiệp để phát triển kinh tế nông thôn. Vậy việc cắt giảm chi tiêu công có ảnh hưởng gì đến những dự án này, thưa ông?

Tập trung cho sản xuất nông, lâm nghiệp là một hướng đi lâu dài của Bắc Kạn. Nhưng để thực hiện Nghị quyết 11 không có nghĩa là cắt giảm nguồn kinh phí trong đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp. Tỉnh chỉ hạn chế cho vay để đầu tư chứng khoán, bất động sản. Còn ở những lĩnh vực khác, tỉnh khuyến khích đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp, vay để phát triển sản xuất. Ví dụ như Công ty SAHABAK là nhà máy sản xuất gỗ được vay vốn để trồng rừng thì tỉnh lại khuyến khích. Việc thực hiện Nghị quyết 11 là để tạo điều kiện phát triển sản xuất chứ không phải để hạn chế trong sản xuất.

Trong thời gian tới, Bắc Kạn tiếp tục có những giải pháp gì để ổn định kinh tế vĩ mô?

Tỉnh Bắc Kạn đã đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 là: Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, tình hình thực hiện lãi suất huy động và cho vay bằng đồng Việt Nam, kiên quyết xử lý các trường hợp đầu tư, găm giữ kinh doanh vàng trái pháp luật. Đảm bảo cơ cấu, mệnh giá các loại tiền trong lưu thông, đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trên địa bàn. Nghiêm túc thực hiện tiết kiệm chi ngân sách nhà nước theo Quyết định 351/QĐ-UBND tỉnh Bắc Kạn về việc giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011.T

iếp tục rà soát, cắt giảm đầu tư công theo chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về rà soát, điều chỉnh kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phát triển năm 2011. Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn, hàng tháng rà soát tiến độ giải ngân thực tế so với số đã đăng ký để điều chỉnh kịp thời đảm bảo hiệu quả vốn sử dụng.

Tiếp tục triển khai các chương trình phát triển kinh tế, xã hội gắn với xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Thực hiện đầy đủ kịp thời đúng đối tượng các quy định hỗ trợ đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đẩy mạnh thực hiện các chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Kiểm soát chặt chẽ giá hàng hóa, đặc biệt là giá hàng hóa được trợ cước, trợ giá, hàng hóa dịch vụ thực hiện các chương trình mục tiêu…

Xin cảm ơn ông!

Theo Tin tức

Theo Tin tức

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !