9X Hà Nội kiếm nửa tỷ mỗi năm nhờ nuôi con cà cuống

Nguồn lợi từ việc nuôi cà cuống khá cao, với giá bán 50.000 đồng/con đực sống, mỗi tháng anh Hoàng Anh cũng thu lãi khoảng 50 triệu đồng sau khi trừ hết các chi phí.

 

{keywords}
Quy trình nuôi cà cuống mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chia sẻ về hành trình khởi nghiệp từ mô hình nuôi cà cuống, anh Hoàng Anh (sinh năm 1990 ở Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) cho biết, trước đây, ở Long Biên rất nhiều ruộng, từ nhỏ anh đã gắn liền với ruộng đồng, trong đó có con cà cuống. Tuy nhiên, do môi trường sống có nhiều thay đổi, con cà cuống hoang dã cũng dần biến mất trong tự nhiên.

Hoàng Anh rất thích nuôi những loại như cà cuống, nên anh đã nuôi thử. Ba năm trước, Hoàng Anh đã rủ thêm anh Trần Tuấn Anh (sinh năm 1987) cùng thực hiện ý tưởng của mình. Lúc đầu gia đình cản, không cho nuôi nhưng anh vẫn quyết tâm làm bằng được.

{keywords}
Từng nhiều lần nuôi và nhân giống cà cuống thất bại, cuối cùng anh Hoàng Anh cũng đã thành công với nghề nuôi cà cuống

Qua nhiều lần nuôi và nhân giống nhưng đều thất bại do chưa hiểu rõ về loài cà cuống nhưng không nản chí, cuối cùng Hoàng Anh cũng đã nắm rõ được quy trình kỹ thuật nuôi cà cuống.

Sau khi tìm hiểu và nuôi thử, anh cũng đã nuôi cấy thành công để bán ra thị trường hơn 1 năm nay. Cà cuống bán rất chạy, gần như anh không có đủ hàng để cung cấp ra thị trường.

{keywords}
Mô hình nuôi của anh Hoàng Anh có hơn 60m2 bể, mỗi m2 anh thả từ 70 đến 80 con.

Hiện anh đang thuê một khu đất ở Đông Anh để nuôi cà cuống. Bể nuôi cà cuống của anh rộng hơn 60m2, mỗi m2 anh thả từ 70 đến 80 con. Nguồn lợi mang về cho anh cũng khá cao, với 50.000/con đực sống, mỗi một tháng anh xuất ra thị trường khoảng 2.000 con. Trừ hết mọi chi phí thì Hoàng Anh thu được 50 triệu đồng/tháng.

Hoàng Anh chia sẻ, cà cuống là loài sinh sản nhanh với số lượng lớn và đẻ quanh năm. Mỗi lứa chỉ cách nhau từ 1 - 1,5 tháng. Mỗi ổ cà cuống có khoảng 100 trứng, sau từ 5 - 7 ngày trứng nở thành ấu trùng. Từ khi nở đến lúc xuất bán thương phẩm khoảng 45 ngày, còn nuôi để sinh sản thì khoảng 75 ngày.

{keywords}
Mỗi ổ cà cuống có khoảng 100 trứng, sau từ 5 - 7 ngày trứng nở thành ấu trùng.

Sau khi đẻ xong, cà cuống cái sẽ bám vào cây thủy sinh hoặc bay tà tà trên mặt nước. Con đực thì sẽ đến quạt khí cho trứng nở. Những con cái khác sẽ tìm đến để ghép đôi cùng với con đực và đẻ trứng, chúng sẽ tìm cách phá hủy trứng của con khác và thay thế bằng trứng của mình. Vì vậy, để trứng cà cuống không bị phá hủy thì cần tách những con cái chưa đẻ ra một bể khác.

"Nuôi cà cuống không khó, nhưng nhân đàn cà cuống thì không hề dễ vì cà cuống là loài rất nhạy cảm với môi trường, nhất là thuốc trừ sâu, để nuôi được cà cuống cần chọn nơi thoáng mát, nguồn nước không bị ô nhiễm. Chính vì vậy, người nuôi cần theo dõi liên tục quá trình sinh trưởng, sinh sản của cà cuống để điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp mới mong đạt được kết quả tốt nhất.

Tôi sử dụng nước giếng khoan để nuôi cà cuống, hệ thống nước chảy tuần hoàn nên đảm bảo lúc nào nước trong bể cũng sạch, tạo điều kiện cho cà cuống sinh trưởng và phát triển tốt”, anh Hoàng Anh cho biết.

{keywords}
Khi trưởng thành, con cà cuống cái to gần gấp đôi con đực.

Theo anh Hoàng Anh, thức ăn cho cà cuống là loại thực phẩm tươi sống như cá, ếch con, nhái con, nên khi thức ăn tiêu thụ không hết rất dễ bị ô nhiễm nguồn nước.

{keywords}
Môi trường nuôi cà cuống phải sử dụng nguồn nước sạch, không có hóa chất.

"Để đảm bảo nguồn nước nuôi cà cuống đủ sạch, thì người nuôi phải thay nước thường xuyên. Ngoài ra, quá trình sinh trưởng từ khi trứng nở đến trưởng thành thì chúng trải qua 5 lần lột xác, mỗi lần như vậy người nuôi phải theo dõi để vớt phôi xác nên mất rất nhiều thời gian.

Đặc điểm để nhân dạng cà cuống cái hay đực đó là khi trưởng thành, con cái sẽ to gần gấp đôi con đực. Tuy nhiên, cà cuống cái lại không có bọc tinh dầu, trong khi con đực lại có hẳn 2 bọc tinh dầu chứa ở 2 bên hông đôi chân thứ 3, tính từ đầu xuống", anh Hoàng Anh chia sẻ.

{keywords}
Cà cuống đực có 2 bọc tinh dầu ở 2 bên hông, to bằng tép bưởi.

Cũng theo anh Hoàng Anh, hiện nay người tiêu dùng chủ yếu biết đến các sản phẩm được chế biến từ thịt cà cuống như chiên, hấp… do thịt và trứng cà cuống chứa nhiều protein, lipid và các vitamin. Tuy nhiên, giá trị nhất chính là phần túi tinh dầu của cà cuống.

Nắm bắt được điều này, ngoài bán cà cuống giống, thịt, nhận thấy nước mắm cà cuống là một trong những sản phẩm còn lưu giữ được tinh dầu của cà cuống, mùi vị thơm ngon, lạ được thị trường chấp nhận, anh Hoàng Anh cũng đã sản xuất, chế biến nước mắm để đa dạng hóa các sản phẩm từ cà cuống, tăng giá trị và có thêm đầu ra ổn định hơn.

{keywords}
Mỗi con cà cuống sống được hiện nay anh Hoàng Anh bán với giá 50.000 đồng
{keywords}
Việc nuôi cà cuống cần rất nhiều thời gian và phải tỉ mỉ.
{keywords}
Lượng tiêu thụ tốt, gần như anh không có đủ hàng để cung cấp ra thị trường. 
{keywords}
Hiện tại, anh Hoàng Anh cũng đang nghiên cứu để cho ra thị trường loại nước nắm cà cuống.

 Bảo Khánh

Kiến trúc sư trẻ bỏ Sài thành về quê nuôi tôm rừng, tạo việc làm cho hàng chục người

Kiến trúc sư trẻ bỏ Sài thành về quê nuôi tôm rừng, tạo việc làm cho hàng chục người

Năm 2016 chàng kiến trúc sư trẻ Phạm Xuân Thành (sinh năm 1991) quyết định bỏ công việc ở thành phố về quê khởi nghiệp với một nghề mới chẳng liên quan đến những gì anh đã được đào tạo.

Khởi nghiệp từ dịch vụ viết hồi ký cho người cao tuổi

Chăm sóc, viết hồi ký cho người cao tuổi là một trong những ý tưởng khởi nghiệp được các chuyên gia đánh giá cao.

'Cá mập' VinaCapital: Ông lớn tỷ USD chưa chắc đổ tiền đâu trúng đó

Trái ngược với nhiều quỹ khác - vốn thường đầu tư vào cổ phiếu trụ cột, chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, VinaCapital rót tiền vào rất nhiều lĩnh vực, từ cổ phiếu Việt cho tới các dự án bất động sản, năng lượng tỷ USD.

Đôi bạn 9X về quê lập nghiệp, bán 1 triệu bánh đa vừng sang Nhật Bản

Về quê hương khởi nghiệp với bánh đa vừng, đôi bạn trẻ xứ Nghệ đã đầu tư nhà xưởng, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, từ đó mở rộng thị trường khắp cả nước và đưa sản phẩm xuất ngoại.

Tập đoàn Phenikaa có nữ Tổng Giám đốc mới thay ông Hồ Xuân Năng

Bà Lê Thị Minh Thảo thay ông Hồ Xuân Năng giữ vị trí CEO Phenikaa trong khi doanh nghiệp đầu ngành đá nhân tạo Vicostone có CEO mới là ông Phạm Trí Dũng.

Quản lý tỷ USD vốn Hàn, đổ tiền vào ngành hot, vì sao quỹ Kim vẫn thua lỗ như các F0?

Quỹ KIM hiện là một trong những công ty quản lý khối tài sản lớn nhất tại Việt Nam, với quy mô đạt khoảng 1 tỷ USD. Quỹ này tập trung đầu tư vào các ngân hàng và rót vốn mạnh vào các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Nữ doanh nhân 9x với hành trình đưa mắc ca Việt Nam ra biển lớn

Sau 18 năm kể từ khi cây mắc ca du nhập vào Tây Nguyên, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một người con trên mảnh đất Đắk Lắk đã biến giấc mơ đưa mắc ca Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế thành hiện thực.

Nữ sinh viên khởi nghiệp với dự án biến loại cây rác thành sản phẩm hữu ích

Từ bèo tây, loại cây được coi là rác, cô nữ sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã triển khai dự án với 2 nhóm sản phẩm độc đáo làm từ bèo tây: xơ sợi, bột bèo.

Tủ nuôi đông trùng hạ thảo của giảng viên đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp

Tại cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Đà Nẵng 2022 vừa mới diễn ra cuối tháng 11/2022, mô hình tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Vinseed đã giành được giải nhất.

Hơn 20 năm tay trắng dựng cơ ngơi trăm tỷ của anh nông dân

Anh Bình cho biết, khởi nghiệp với số vốn chỉ đủ mua 10 bao cám nhưng đến nay anh đã có khu chuồng trại rộng nhiều héc-ta với đàn gà hơn 100 nghìn con và một lò ấp quy mô lớn.

Cô gái người Mông livestream bán nông sản, hút vạn người mua

Với hình thức livestream bán hàng, chị Ma Thị Chú, dân tộc Mông ở thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương, Lào Cai) đã thành lập 3 HTX tiêu thụ nông sản cho bà con.