3 sao Hoa ngữ đóng phim không màng cát-xê

Thành công về doanh thu của hai bộ phim "Đi lạc ở Thái Lan" (Lost in Thailand) và "Tây du ký: Mối tình ngoại truyện" khiến nhiều diễn viên Hoa ngữ từ chối nhận cát-xê.
3 sao Hoa ngữ đóng phim không màng cát-xê - ảnh 1

Đầu bếp, diễn viên, tên vô lại là bộ phim đầu tiên của điện ảnh Hoa ngữ mà cả 3 diễn viên chính đều không nhận cát xê.

Tham gia bộ phim điện ảnh hài Đầu bếp, diễn viên, tên vô lại (The chef, the actor, the scoundrel) ra rạp vào ngày 29/3, cả ba diễn viên chính Lưu Diệp, Trương Hàm Dư và Hoàng Bột đều tình nguyện không nhận thù lao. Thay vào đó, họ trở thành cổ đông góp vốn sản xuất theo một tỷ lệ thỏa thuận, sẽ hưởng % hoa hồng từ doanh thu phim. Nếu phim thắng, có lãi thì họ lời; còn lỡ phim thất bại thì dĩ nhiên chấp nhận trắng tay.

Với một câu chuyện hài hước trong bối cảnh đầu thế kỷ 20, bộ phim Đầu bếp, diễn viên, tên vô lại không mang thông điệp gì to tát, mà chỉ là cái cớ để cho 3 nam diễn viên từng đoạt giải Ảnh đế Kim Mã phát huy diễn xuất cùng khả năng chọc cười khán giả, qua 3 nhân vật "thấp cổ bé miệng" gồm một đầu bếp (Lưu Diệp đóng), diễn viên (Trương Hàm Dư đóng) và tên vô lại (Hoàng Bột đóng).

3 sao Hoa ngữ đóng phim không màng cát-xê - ảnh 2
3 sao Hoa ngữ đóng phim không màng cát-xê - ảnh 3
3 sao Hoa ngữ đóng phim không màng cát-xê - ảnh 4
3 sao Hoa ngữ đóng phim không màng cát-xê - ảnh 5

Một số cảnh trong phim Đầu bếp, diễn viên, tên vô lại.

Việc không nhận cát-xê, chỉ hưởng huê hồng doanh thu là "canh bài" khá mạo hiểm của họ. Bởi so với Đi lạc ở Thái Lan, bối cảnh của Đầu bếp, diễn viên, tên vô lại chỉ thu gọn trong một quán ăn, không có nhiều thứ để khán giả khám phá. Dĩ nhiên, đạo diễn trẻ Quản Hổ chắc chắn không thể nào "so tài" với Châu Tinh Trì vốn đã trở thành "thương hiệu phòng vé" nên Đầu bếp, diễn viên, tên vô lại chạy hụt hơi vẫn không thể nào bám vào đuôi doanh thu của Tây du ký: Mối tình ngoại truyện.

Thật ra, ăn chia từ doanh thu không phải chuyện lạ đối với các diễn viên Trung Quốc. Trước đây, Lý Băng Băng (phim Cách mạng Tân Hợi), Phạm Băng Băng (phim Núi Quan Âm), Huỳnh Hiểu Minh (phim Người bình thường), Văn Chương (phim 33 ngày thất tình)… cũng chọn cách này nhưng vì riêng lẻ nên chỉ công bố là "nhà đồng sản xuất". Tuy nhiên, cả 3 diễn viên chính cùng chọn phương thức này thì Đầu bếp, diễn viên, tên vô lại là tác phẩm đầu tiên.

Theo lời nhà sản xuất Hầu Hồng Lượng, việc các diễn viên chính không nhận thù lao, chỉ hưởng hoa hồng từ doanh thu là phương thức thanh toán an toàn nhất cho nhà đầu tư. Vì thực tế, cát-xê diễn viên chiếm đến hơn phân nửa, thậm chí là 2/3 kinh phí sản xuất nên dù có "liệu cơm gắp mắm" cũng khó có một sản phẩm như ý khi các sao "ăn" hết tiền. Đó là lý do tại sao khá nhiều phim có những tên tuổi lớn, tưởng rằng ăn khách nhưng ra rạp vẫn bị chê, bị lỗ.

Thêm một mặt tích cực của phương thức trả công này là khi trở thành cổ đông, là đồng sản xuất, các sao sẽ tập trung cho vai diễn, chăm chút cho bộ phim hơn vì họ hiểu rằng thành bại của phim sẽ ảnh hưởng đến hầu bao của họ.

ANH DƯƠNG

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !