3 học sinh bị đánh tím mông: Chấm dứt hợp đồng với cô giáo chủ nhiệm

UBND huyện Kiến Thụy, Hải Phòng yêu cầu nhà trường chấm dứt hợp đồng với một giáo viên sau vụ việc để cán sự lớp đánh tím mông 3 nam học sinh.

Liên quan đến vụ một giáo viên để cán sự lớp đánh tím mông 3 nam học sinh gây xôn xao dư luận những ngày qua, UBND huyện Kiến Thuỵ (Hải Phòng) cho biết đã yêu cầu trường tiểu học Ngũ Đoan chấm dứt hợp đồng lao động với cô Vũ Thị Hoài (giáo viên chủ nhiệm lớp 3E). Đồng thời, nhà trường phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.

Chủ tịch UBND huyện phê bình hiệu trưởng trường tiểu học Ngũ Đoan thiếu kiểm tra, giám sát; không kịp thời báo cáo Huyện ủy, UBND huyện Kiến Thuỵ về việc trên.

{keywords}
Trường tiểu học Ngũ Đoan - nơi xảy ra sự việc

Sau sự việc, UBND huyện Kiến Thuỵ cũng đã yêu cầu tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học.yện vọng, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh...

UBND huyện yêu cầu thiết lập, công khai đường dây nóng để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin liên quan đến an ninh, an toàn trường học và bạo lực học đường; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo định kỳ, đột xuất về tình hình an ninh, an toàn trường học.

Trước đó, Infonet đã đưa tin sáng 26/1, trên Facebook lan truyền thông tin phản ánh về việc 3 học sinh lớp 3E, Trường tiểu học Ngũ Đoan bị đánh thâm tím mông vì không hoàn thành bài tập cô giáo giao về nhà. Thông tin chia sẻ kèm theo hình ảnh 3 em nhỏ có nhiều vết thâm tím ở mông khiến dư luận rất bất bình.

Theo báo cáo của Trường tiểu học Ngũ Đoan, tối 25/1, nhà trường có nhận được thông tin từ phụ huynh em M.N.V (lớp 3E, do cô Vũ Thị H. chủ nhiệm) phản ánh về việc em M.N.V bị đánh tím mông do không hoàn thành bài tập về nhà. Ngay sau đó, BGH nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm đã tới nhà học sinh để xác minh vụ việc.

Tại nhà em M.N.V, phụ huynh cho biết có 3 em học sinh vì không hoàn thành bài tập nên bị đánh vào mông theo lời của cô giáo chủ nhiệm.

Cô Vũ Thị H. đã xin lỗi trước các bậc phụ huynh và học sinh vì không sát sao với lớp và có hình thức giáo dục không phù hợp trong môi trường giáo dục.

Tuy nhiên, người nhà các học sinh không đồng ý và cho rằng không chỉ có cán sự lớp đánh học sinh mà ngay cả cô Vũ Thị H. cũng có hành vi này, do đó đã đưa sự việc lên Facebook. 

Liên quan đến vụ học sinh ở Hải Phòng bị đánh tím mông vì không làm bài tập, Thạc sĩ Lê Thị Loan - nguyên Phó khoa giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho biết, điều đáng lo ngại nhất trong câu chuyện này là cách người lớn dạy, giáo dục học sinh theo kiểu áp đặt, nhất là ra lệnh cho học sinh đánh bạn.

“Tôi cho rằng việc giáo dục theo cách này sẽ tạo ra những đứa trẻ chỉ biết “cúi đầu", chỉ biết làm theo mà không có sự nhận biết đúng - sai, hoặc dù biết sai nhưng không dám phản biện, không dám phản ứng lại.

Đây là hành vi phản giáo dục, nếu ra lệnh cho học sinh đánh bạn khi bạn không làm bài tập thì cô giáo đã sai khi giáo dục theo tư duy áp đặt, không tôn trọng học sinh. Kiểu giáo dục bằng quyền uy này không còn phù hợp và không nên tồn tại trong giáo dục vì chỉ khiến học sinh trở nên thụ động, bị triệt tiêu khả năng sáng tạo.

Giáo dục nên bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhất là phải tôn trọng học sinh và bỏ lối giáo dục quyền uy, áp đặt. Thầy cô trước hết hãy làm cho học sinh biết mình được tôn trọng, có thế các em mới tiến bộ”, cô Lê Thị Loan nói.

Cũng theo chuyên gia này thì giáo dục không thể dùng một đứa trẻ để trị những đứa trẻ khác, không thể cho phép và khuyến khích những hành động dùng bạo lực với bạn bè ngay trong môi trường giáo dục.

“Giáo viên khác những người khác là bằng những kỹ năng sư phạm của mình có thể giáo dục, thay đổi hành động và nhận thức của học sinh.

Nếu học sinh không làm bài tập thì giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân, sau đó bằng kinh nghiệm sư phạm của mình có thể động viên tâm lý để các con nhận thức được và thay đổi chứ không phải ra lệnh cho học sinh cầm roi đánh bạn nếu bạn không làm bài tập”, cô Loan cho hay.

Hoàng Thanh

Bộ GD-ĐT: Bắt chước mạng, nhiều học sinh gây tổn thương bản thân

Sáng 8/6, Bộ GD-ĐT tổ chức tập huấn sử dụng tài liệu và bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên triển khai tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục.

Thi lớp 10 Hà Nội: 7 thí sinh gãy tay, gãy chân phải hỗ trợ

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 10 và 11/6. Theo Sở GD-ĐT Hà Nội có 7 thí sinh thuộc diện gãy tay, gãy chân cần được hỗ trợ khi tham gia kỳ thi tuyển sinh này.

Hà Nội dự kiến chi hơn 250 tỷ đồng nâng cấp Trường THPT Chu Văn An

UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) dự kiến chi 251,6 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp Trường THPT Chu Văn An.

Bị 8 bạn cùng trường đánh nhập viện, nam sinh lỡ kỳ thi lớp 10

Sau khi bị một nhóm bạn đánh hội đồng, nam sinh Trần Văn V. phải nhập viện điều trị, không thể tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Đi tắm biển nam sinh lớp 9 bị đuối nước, tử vong

Trong lúc cùng nhóm bạn đi chơi, nướng đồ ăn trên biển, em T. xuống tắm và bị đuối nước. Thi thể nạn nhân xấu số được tìm thấy ngay trong đêm.

Vụ học sinh lớp 4 tử vong ở Hải Dương: Phát hiện sự cố về điện

Khu vực học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Thanh Bình (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) ngã xuống bất tỉnh đã có sự cố rò rỉ điện từ hệ thống màn hình LED ra khung với mức điện áp đo được là 220V.

Bí thư đoàn xã cõng nữ sinh khuyết tật vào phòng thi lớp 10

Một nữ sinh tại Nghệ An mắc căn bệnh xương thuỷ tinh, teo cả 2 chân được các tình nguyện viên tận tình giúp đỡ, đưa đón trong suốt quá trình tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Thị trấn cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi học cấp 2

Phụ huynh và các trường học tại thị trấn Greystones (Ireland) tự nguyện tuân thủ chính sách “không smartphone”, cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi đủ tuổi.

Sinh viên giỏi của Trung Quốc phải lao động chân tay

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân lại có thêm 11,58 triệu cử nhân vào mùa hè này.

Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'

Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.

Đang cập nhật dữ liệu !