100 nhà nghiên cứu tham gia hội thảo về Biển Đông ở Hàn Quốc

Ngày 17/11, hội thảo khoa học với chủ đề “Các khía cạnh pháp lý và giải pháp duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông” đã diễn ra tại trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Dongwon (Yangsan, Hàn Quốc).

Ngày 17/11, tại Trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Dongwon (Yangsan, Hàn Quốc), Hội những người Hàn Quốc yêu Việt Nam VESAMO phối hợp với trường Đại học Youngsan (Trung tâm nghiên cứu luật biển, Trung tâm quốc tế học, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam) và Viện khoa học kỹ thuật hải dương Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội thảo khoa học năm 2017 với chủ đề: “Các khía cạnh pháp lý và giải pháp duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông”.

Tham dự hội thảo có khoảng 100 đại biểu là các giáo sư đại học, chuyên gia, học giả, các nhà nghiên cứu về hải dương học, các sinh viên Hàn Quốc và Việt Nam và những người Hàn Quốc quan tâm.

Các học giả thảo luận tại hội thảo ngày 17/11.

Tại hội thảo, các học giả đã tập trung vào việc phân tích về các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông trong thời gian gần đây giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Philippines; đề xuất các phương án giải quyết các tranh chấp hiện nay ở Biển Đông.

Các ý kiến đều cho rằng, tình hình Biển Đông gần đây mặc dù có vẻ lắng dịu hơn, tuy nhiên thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp do Trung Quốc cố tình không tuân thủ luật pháp quốc tế, tiếp tục triển khai các hoạt động gây căng thẳng và quân sự hóa ở Biển Đông; rằng việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở Biển Đông là bổn phận và trách nhiệm của các quốc gia và là yếu tố quan trọng để đảm bảo hòa bình, an ninh, tự do hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế.

Đảm bảo an ninh, hoà bình ở Biển Đông có ý nghĩa quan trọng với cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, do đó Hội thảo kêu gọi các bên liên quan xuất phát từ tinh thần và trách nhiệm quốc tế chấm dứt các hành động căng thẳng, đơn phương phá vỡ nguyên trạng ở Biển Đông, thiện chí hợp tác gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực; chung tay bảo vệ môi trường sinh thái biển và sự đa dạng sinh học ở Biển Đông.

Với mong muốn giới thiệu rõ hơn về thực trạng tranh chấp trên Biển Đông, Ban tổ chức đã tổ chức triển lãm hơn 30 bức ảnh về bản đồ lịch sử Biển Đông qua các thời kỳ và hình ảnh các bãi, đá trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước, trong và sau khi Trung Quốc triển khai các hoạt động phá vỡ nguyên trạng, quân sự hóa và tác động của việc làm này đối với anh ninh, tự do hàng hải và môi trường sinh thái biển ở khu vực.

Trước đó, vào ngày 25/9, Hội thảo quốc tế “An ninh hàng hải toàn cầu: Biển Đông quan điểm từ các bên không tuyên bố chủ quyền” cũng đã diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.

Hội thảo do Viện Các vấn đề toàn cầu Đại học MEIJI (MIGA), Viện Nghiên cứu chính trị quốc tế Đại học MEIJI (MIIPS) phối hợp với Diễn đàn Nhật Bản về quan hệ quốc tế (JFIR), Trung tâm nghiên cứu khủng hoảng và tranh chấp quốc tế (CECRI) phối hợp tổ chức.

Hội thảo điểm lại một số nét khái quát về tình hình Biển Đông Việt Nam thời gian qua, đưa ra những giải pháp nhằm kiểm soát tranh chấp, duy trì tự do hàng hải, đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Học giả Terashima Hiroshi, nguyên Chủ tịch Viện nghiên cứu chính sách đại dương (SPF) chỉ ra những vấn đề liên quan việc tái phân chia các vùng đại dương thông qua các tuyên bố và hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tác giả cũng khuyến nghị các nước không có tuyên bố chủ quyền và cộng đồng thế giới có thể xây dựng các vùng đại dương tự do ổn định.

Học giả Gregory Moore - Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế Đại học Nottingham (Anh và Mỹ) phân tích Trung Quốc mặc dù luôn tuyên truyền về “sự trỗi dậy hòa bình” nhưng đã lựa chọn chính sách Biển Đông theo hướng tăng cường tiềm lực quốc phòng, đẩy mạnh sự mở rộng ảnh hưởng bất chấp những quan ngại của các nước xung quanh.

Ông cho rằng Trung Quốc cần cân bằng hài hòa chính sách Biển Đông để không làm ảnh hưởng tới vị thế đất nước cũng như gia tăng nghi kỵ từ các nước khác.

Giáo sư Koichi Sato, Đại học Oberli trình bày tham luận “Hợp tác Nhật Bản – ASEAN trong giải quyết tranh chấp Biển Đông” khẳng định vai trò hết sức quan trọng của Biển Đông đối với kinh tế thế giới và khu vực. Trong đó, 60% nguồn cung năng lượng của Nhật Bản đi qua Biển Đông, các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông là các quốc gia có quan hệ hữu nghị với Nhật Bản.

Từ thực tế trên giáo sư Sato đã đề xuất 3 giải pháp giám sát, quản lý tình hình an ninh hàng hải ở biển Đông là xây dựng cơ chế hợp tác an ninh hàng hải giữa Nhật Bản – ASEAN giống như cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản – ASEAN hay Hội nghị Cấp cao Đông Á; xây dựng trung tâm chia sẻ thông tin an ninh hàng hải tại biển Đông dưới sự hợp tác của nhiều lực lượng liên quan của các nước như hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển và ngư dân; xây dựng cơ chế giám sát, phòng chống sự cố an ninh hàng hải, bao gồm cả các xung đột nhỏ.

Giống như Nhật Bản, Ấn Độ không phải là bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, song khu vực biển này hết sức quan trọng đối với kinh tế, an ninh của Ấn Độ, cũng như khu vực và thế giới. Do đó, giải quyết tranh chấp tại Biển Đông phải đi từ quan điểm đa phương. Quan điểm trên của giáo sư Jagannath Panda, Viện phân tích và nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ được sự đồng tình của các học giả tham gia hội thảo. Giáo sư Panda cũng đề xuất giải pháp về một hiệp định hàng hải giữa các nước trong khu vực, nhấn mạnh tự do hàng hải, yếu tố đang làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia, đồng thời đưa ra nhưng cơ chế hợp tác cân bằng về an ninh.

Giáo sư Tanguy Struye De Swielande, Đại học Catholique de Louvain, Bỉ dẫn chứng các tranh chấp của Tây Ban Nha và Morocco đối với hai thành phố Ceuta và Melilla; Tây Ban Nha và Anh đối với vùng đất Gibraltar; tranh chấp khai thác nguồn tài nguyên khí đốt tại khu vực Tây Địa Trung Hải... Các tranh chấp này đều được giải quyết bằng việc giữ nguyên hiện trạng và đối thoại dựa trên sự tin cậy lẫn nhau. Giáo sư cho rằng đây là những tiền lệ quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp tại biển Đông.

Hội thảo “An ninh hàng hải toàn cầu: Biển Đông quan điểm từ các bên không tuyên bố chủ quyền” diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và ASEAN đã gần đạt được khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Điều này đang đặt ra nhiều vấn đề đối với các bên không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có lợi liên quan ở khu vực này. Các học giả đều nhận định duy trì tự do hàng hải, tạo ra các cơ chế phối hợp, kiểm soát xung đột, dựa trên tính thượng tôn của pháp luật, sự tin tưởng lẫn nhau của các bên liên quan là biện pháp quan trọng giải quyết vấn đề Biển Đông.

Lam Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !