10 tháng cứu hơn 800 người bị nạn trên biển

Đó là thông tin được Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cho biết chiều 28/10, sau khi đưa ngư dân Trần Linh (trú xã Phổ An, Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị tai nạn nguy kịch khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa về đến Đà Nẵng cứu chữa

Ngày 28/10, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (gọi tắt là Trung tâm) cho hay, từ đầu năm 2017 đến nay, Trung tâm đã thu nhận và xử lý 457 thông tin báo nạn; cứu nạn thành công 843 người bị nạn trên biển, trong đó có 775 người Việt Nam và 68 người nước ngoài.

Ngư dân Trần Linh (Quảng Ngãi) bị tai nạn nguy kịch khi đang hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa được tàu SAR412 cứu nạn, đưa về Đà Nẵng chữa trị (Ảnh do Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cung cấp)

Lực lượng ứng trực cứu nạn 24/24h  của Trung tâm luôn sẵn sàng xử lý tất cả các vụ việc một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất, góp phần hạn chế tối đa thiệt hại do tai nạn, sự cố. Đồng thời luôn cố gắng khắc phục khó khăn, nguy hiểm, đồng hành, sát cánh cùng bà con ngư dân và tàu thuyền Việt Nam trên tuyến đầu Tổ quốc.

Mới đây nhất, ngày 27/10, tàu cá ĐNa90469TS do bà Nguyễn Thị Ba (trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) làm chủ tàu đang hành nghề trên  khu vực phía Đông Bắc đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 305 hải lý về hướng Đông Đông Bắc, thì thuyền viên Trần Linh (sinh năm 1966, trú xã Phổ An, Đức Phổ, Quảng Ngãi) bất ngờ bị tai nạn lao động.

Nạn nhân bị chảy máu nhiều, không cầm được, tình trạng hết sức nguy cấp nên thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90469 TS liên lạc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đề nghị cứu nạn khẩn cấp. Trung tâm đã tư vấn y tế, hướng dẫn sơ cứu cho thuyền viên bị thương bằng các loại thuốc và thiết bi y tế hiện có trên tàu ĐNa 90469, yêu cầu thuyền trưởng tiếp tục duy trì liên lạc thông suốt với Trung tâm và hướng dẫn tàu chạy hết tốc lực về phía Đà Nẵng.

Thông tin cứu nạn cũng được Trung tâm thông báo tới các cơ quan liên quan để sẵn sàng hỗ trợ cho tàu. Tình trạng thuyền viên Trần Linh ngày càng chuyển biến xấu, sức khỏe suy yếu nghiêm trọng do mất máu quá nhiều. Để đảm bảo an toàn tính mạng thuyền viên, lúc 07h30 cùng ngày, Trung tâm đã điều động tàu cứu nạn chuyên dụng SAR412 với 01 bác sỹ của tàu và 02 y bác sỹ từ Trung tâm Cấp cứu 115 Đà Nẵng đi cứu nạn.

Vượt hơn 300 hải lý trong điều kiện thời tiết nguy hiểm do gió mùa, mưa dông, sóng cao trên 3m, đến 22h45 ngày 27/10 tàu SAR 412 đã tiếp cận được tàu cá ĐNa 90469. Các bác sỹ và nhân viên cứu nạn nhanh chóng sang tàu ĐNa90469 bằng ca nô cứu nạn để cấp cứu bệnh nhân. Tình trạng bệnh nhân tại hiện trường rất nguy hiểm, đa chấn thương, xương hàm trên bị vỡ nát, gãy xương cẳng tay trái và một vết thương hở dài khoảng 10cm ở đùi.

Sau khi tiến hành sơ cứu, thuyền viên bị nạn được chuyển lên phòng cấp cứu trên tàu SAR412 để chăm sóc y tế và đưa về bờ. Sau hơn 28 giờ vượt sóng gió với tốc độ nhanh nhất, đến 11h 45 ngày 28/10, tàu SAR 412 đã về đến Đà Nẵng, chuyển nạn nhân Bệnh viện Đà Nẵng để tiếp tục điều trị, đồng thời chuyển lời thăm hỏi động viên và quà của Bộ trưởng Bộ GTVT, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tới người nhà nạn nhân.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !