10 điều hoang tưởng cản trở bạn du học

Không phải chỉ nhà giàu mới có thể du học cũng như việc kết bạn với các sinh viên quốc tế không khó như nhiều người tưởng.

Hành trình du học của bạn sẽ bớt gian nan hơn nếu loại bỏ được những quan niệm sai lầm và có phần hoang đường sau:

1. Du học chỉ dành cho con nhà giàu

Việc học tập ở bất cứ đâu đều tốn khoản phí nhất định, ngay cả khi bạn chỉ loanh quanh ở góc nhà để học. Đi du học tất nhiên là đắt đỏ và những người có điều kiện khá giả sẽ dễ dàng chi trả phí hơn. Nhưng với sự phát triển của giáo dục hiện nay, bạn hoàn toàn có thể học tập ở nước ngoài nhờ các khoản hỗ trợ tài chính.

Rất nhiều trường đại học cung cấp học bổng dành riêng cho sinh viên quốc tế. Hãy liên lạc với bộ phận quốc tế của trường mà bạn muốn theo học và hỏi xin thông tin học bổng mà họ có thể cung cấp.

Trường học sẽ tạo nhiều sự kiện để gắn kết sinh viên quốc tế. Nguồn: Educations

2. Rất khó để kết bạn khi du học

Nhiều người e ngại khi đến một đất nước khác, tiếp xúc với nền văn hóa khác và lo ngại gặp nhiều rào cản, khó mà làm quen được những người bạn mới. May mắn là hầu hết trường đại học đều tổ chức một loạt chương trình và sự kiện đặc biệt nhằm kết nối sinh viên quốc tế từ khắp nơi trên thế giới. Thế nên bạn đừng lo chuyện sẽ phải thui thủi một mình khi học tập nơi xứ người.

3. Đi nước nào là phải học ngôn ngữ nước ấy

Hầu hết trường đại học nước ngoài tập trung tuyển sinh viên quốc tế nên các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh ngày càng phổ biến. Điều này có nghĩa khi bạn du học thì trong hầu hết trường hợp không cần học tiếng mẹ đẻ của đất nước đó (các nước không nói tiếng Anh).

Tất nhiên nếu bạn nói được tiếng bản địa thì trải nghiệm du học sẽ chân thực hơn nhiều. Bạn có thể đắm mình vào văn hóa và tự tin khi giao tiếp với người dân địa phương.

4. Đi du học rất nguy hiểm

Nhiều bạn cảm thấy đắn đo, không biết có nên du học hay không vì lo sợ tình hình an ninh bất ổn ở các quốc gia khác. Điều này bạn không quá lo bởi hầu hết trường đại học thiết lập các quy trình giúp sinh viên quốc tế ổn định và cảm thấy an toàn, cho dù là về nơi ăn chốn ở hay các phương tiện giao thông công cộng...

Bất kỳ trường đại học nào cũng có thể cung cấp cho du học sinh thông tin để đảm bảo thời gian học tập của bạn an toàn và vui vẻ. Tất nhiên, trước khi du học, bạn cũng cần lên kế hoạch, tìm hiểu kỹ về con người, văn hóa ở quốc gia cũng như thành phố mà bạn sắp sửa đến học tập.

5. Nhà tuyển dụng không quan tâm đến bằng cấp nước ngoài

Thế giới ngày càng toàn cầu hóa và việc có một trải nghiệm quốc tế sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi đi xin việc, cũng như theo đuổi sự nghiệp. Các nhà tuyển dụng trong nước luôn đánh giá rất cao những ứng cử viên từng du học vì cho rằng những người này dám chấp nhận rủi ro ở môi trường mới và có thể làm việc độc lập, cũng như thích ứng với môi trường, nền văn hóa khác nhau.

6. Đi du học rồi sẽ mất liên lạc với bạn bè, người thân

Nếu du học, bạn sẽ phải đánh đổi một khoảng thời gian dài xa cách gia đình, bạn bè. Nhiều người thấy lo lắng và chùn chân không muốn ra nước ngoài học tập cũng vì vấn đề này. Tuy nhiên, phải nhớ rằng bạn chỉ đi học một thời gian chứ không phải định cư luôn ở nước ngoài và khi nhớ người thân thì hoàn toàn có thể liên lạc dễ dàng qua những phương tiện công nghệ hiện đại ngày nay như Facebook, Facetime, WhatApp...

7. Muốn khám phá thế giới thì đi du lịch là được, cần gì du học

Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng du học cũng như đi khám phá thế giới và nếu vậy thì đi du lịch là được chứ cần gì phải học. Đây là quan niệm sai lầm. Bởi du học không chỉ giúp bạn có cơ hội du lịch, ngắm nhìn thế giới mà quan trọng nhất nó còn giúp bạn có được bằng cấp. Điều này sẽ cực kỳ có lợi cho tương lai của bạn.

Bên cạnh đó, du học cũng giúp bạn hòa mình với văn hóa và người dân địa phương dễ dàng hơn là cái mác "khách du lịch".

8. Du học chỉ là một kỳ nghỉ dài ngày

Đối với một số người, du học chỉ là cái cớ để xa nhà và tận hưởng kỳ nghỉ dài ngày. Thực tế, những gì bạn nhận được nhiều hơn thế. Du học giúp bạn trở nên độc lập hơn, và có nhiều kiến thức cả về lĩnh vực học lẫn văn hóa...

Một trải nghiệm du học hoàn hảo là cân bằng được giữa vui chơi và học tập, hòa đồng và hiếu học. Nếu trở về nước, bạn thấy mình có sự cân bằng này thì đã thành công.

9. Đi du học sẽ trì hoãn việc tốt nghiệp

Nếu bạn đã hoàn thành một khóa học, nghiên cứu trong nước và muốn ra nước ngoài học tập thêm thì hãy yên tâm bởi quãng thời gian du học sẽ không kéo thêm học kỳ nào trong bằng cấp của bạn. Hiện nay, các khóa học ở nước ngoài có thể dễ dàng được công nhận chéo với bằng cấp hiện tại của bạn. Điều này có nghĩa, bạn có thể tốt nghiệp cùng một lúc với 2 tấm bằng.

Nếu thời gian học tập ở nước ngoài của bạn khiến bằng cấp trong nước bị kéo dài thêm nhiều học kỳ thì có lẽ bạn đã chọn sai khóa học và nên tìm kiếm một khóa khác cho phép công nhận chéo hiệu quả hơn. Trao đổi thêm với trường đại học trong nước và nước ngoài của bạn để được tư vấn cụ thể nhất.

10. Không thể học chuyên ngành của mình ở nước ngoài

Bất kể bạn học loại bằng cấp hay chương trình nghiên cứu nào thì đều có rất nhiều cơ hội để du học ở các nước. Vấn đề chỉ là bạn phải tìm kiếm mà thôi. Hãy kiểm tra danh mục du học của các trường để xem xét các cơ hội.

Nếu bạn dự định chỉ học một phần bằng cấp của mình ở nước ngoài, ví dụ chỉ học một học kỳ hoặc một năm thì hãy trao đổi kỹ với trường đại học hiện tại của bạn để biết loại chương trình du học nào có thể ghi vào bằng cấp. Điều này tránh trường hợp bạn đi học chán chê về mới biết bằng của mình không được công nhận chéo.

Theo VNE

Lễ khai giảng ‘đa sắc màu’ của hệ thống trường TH School

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 với chủ đề “Going Beyond - Không ngừng vươn xa”, các em học sinh mới của TH School tự tin bước trên thảm đỏ trong tiếng chuông rộn ràng, trên tay là những lá cờ nhiều màu sắc đại diện cho các quốc gia quê hương mình.

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !