Xóa cảnh người dân 'đu dây cáp vượt sông' ở Đắk Lắk, bớt nỗi lo tai nạn mùa mưa lũ

Những năm gần đây, tỉnh Đắk Lắk được đầu tư, xây dựng nhiều cây cầu treo, chấm dứt cảnh người dân đu dây cáp qua sông, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và phát triển kinh tế vùng nông thôn.

{keywords}
Người dân xã Hòa Phong, huyện Krông Bông không còn cảnh lội sông vận chuyển nông sản nhờ cầu treo Noh Prông.

Xóa nỗi lo cầu tạm

Đắk Lắk là tỉnh có địa hình phức tạp với nhiều đồi núi, sông, suối. Chính vì vậy, giao thông nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông các vùng sâu vùng xa chậm phát triển, việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Những năm trước, người dân một số thôn buôn tại các huyện như Krông Bông, Krông Pắk, Buôn Đôn…phải vượt qua những con suối bằng cầu tạm hoặc chèo thuyền, thậm chí phải đu cáp qua sông để làm rẫy, kiếm kế sinh nhai.

Thế nhưng, vì giao thông cách trở, nông sản của bà con làm ra hầu hết phải bán giá thấp hơn so với giá thị trường, trong khi đó, chi phí vận chuyển, công thu hoạch nhiều hơn vùng khác…

Hơn thế, việc người dân mạo hiểm qua sông bằng cách đu cáp, chèo thuyền hay di chuyển qua cầu tạm đều tiềm ẩn nguy cơ lớn về tai nạn sông nước. Thực tế, những năm trước đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm khi người dân phải “đánh liều” qua sông bằng những hình thức nói trên.

Điển hình như năm 2017, một con đò chở tổng cộng 21 người đi trồng khoai lang tại xã Hòa Tân về xã Ea Trul (huyên Krông Bông) thì bị chìm khiến 3 người tử vong.

Cũng tại huyện Krông Bông, khi chưa có cầu treo, hàng trăm hộ dân các thôn Noh Prông và Ea Khiêm, xã Hòa Phong phải tự dùng gỗ tạp bắc cầu tạm để vượt sông Krông Ana, vận chuyển nông sản. Không ít lần cả người, phương tiện và nông sản đều rơi xuống sông vì cầu tạm yếu, không chịu được sức nặng…

Để xóa nỗi lo cầu tạm, đảm bảo an toàn giao thông, những năm gần đây, chính quyền các cấp tại Đắk Lắk đã nỗ lực đồng bộ hóa hệ thống giao thông, thực hiện xây dựng hàng loạt cây cầu treo bắc qua sông, suối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giúp bà con an tâm sản xuất.

Cụ thể, cầu treo Noh Prông (xã Hòa Phong) có chiều dài 120m, rộng 2,7m, có trọng tải khoảng hai tấn được bàn giao, đưa vào sử dụng đã giúp người dân các thôn Ea Khiêm, Noh Prông xóa đi nỗi lo về tai nạn giao thông, an tâm hơn trong những chuyến vận chuyển nông sản khi vụ mùa đến.

{keywords}
Người dân yên tâm đi xe máy qua cầu treo chắc chắn.

Tại xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông, hiện người dân nơi đây cũng được đầu tư, xây dựng 2 chiếc cầu treo tại thôn 2 và thôn 6 để ra đồng sản xuất mùa vụ, không còn cảnh nơm nớp lo sợ khi mùa mưa lũ đến, không còn cảnh bà con phải “đánh liều” qua sông bằng dây cáp.

Tương tự, chiếc cầu treo thôn Ea Ly, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn được hoàn thành, đưa vào sử dụng  cũng giúp người dân tại địa phương này an tâm hơn khi qua sông để làm nương rẫy. “Có cầu treo, chúng tôi chẳng phải lo lắng như trước. Ngoài việc đi lại an toàn, bà con chúng tôi cũng dễ dàng vận chuyển nông sản, phân bón…để chăm lo mùa vụ năng suất hơn”, ông Nông Văn Ngọc, một người dân tại xã Ea Wer trao đổi.

Nhịp cầu nối những bờ vui

Theo chia sẻ của ông Đoàn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã Ea Huar (huyện Buôn Đôn), trước đây, cứ vào mùa mưa nước suối dâng cao, người dân tại thôn 7 và thôn 8 của xã Ea Huar phải dùng dây cáp để vận chuyển phân bón, vật tư, nông sản…qua bờ bên kia canh tác, tốn nhiều chi phí, tềm ẩn nguy cơ mất an toàn, dễ xảy ra tai nạn. 

Đến nay, 2 chiếc cầu treo tại thôn 7 và thôn 8 đã được xây dựng, đưa vào sử dụng. Cả 2 cây cầu treo dân sinh ở thôn 7 và thôn 8 đã phát huy hiệu quả, tạo giao thương, kết nối các khu dân cư với nhau.

Đặc biệt, 2 chiếc cầu treo trên địa bàn xã Ea Huar đã xóa tan nỗi lo tai nạn sông nước khi mùa mưa lũ đến, góp phần kết nối giữa khu dân cư với khoảng 1.000 ha đất sản xuất, tạo điều kiện để bà con chăm lo vụ mùa năng suất hơn, tiết kiệm được rất nhiều công sức và chi phí sản xuất.

{keywords}
Người dân thôn 7, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn vui mừng khi có cầu treo.

Theo một lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk, nhữnng năm qua, tỉnh được đầu tư xây dựng 9 cầu với chiều dài 740m. Có khoảng 11.000 người dân được hưởng lợi từ 9 cây cầu nói trên, xóa cảnh vượt sông bằng dây cáp, giúp người dân đi lại an toàn, tiết kiệm chi phí sản xuất, vận chuyển hàng hóa để phát triển kinh tế-xã hội.

Ông Phan Xuân Bách, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngoài 9 chiếc cầu treo được đầu tư xây dựng, vừa qua UBND tỉnh Đắk Lắk đã bố trí 24 tỷ đồng, xây dựng các tuyến đường với tổng chiều dài 13,17km để kết nối với 9 cầu treo, góp phần phát huy giá trị của các cây cầu, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn.

{keywords}
Nhờ có cầu treo, người dân thôn Ea Ly, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn an tâm hơn mỗi khi ra đồng.
{keywords}
Những chiếc cầu treo chắc chắn đã đảm bảo an toàn giao thông, giúp bà con tiết kiệm chi phí vận chuyển nông sản.

Trần Nhân

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Liên tiếp xử lý thanh thiếu niên 'bốc đầu' xe máy, lạng lách trên đường

Gần đây, lực lượng công an liên tiếp phát hiện, xử lý các nhóm thanh thiếu niên có hành vi "bốc đầu" xe máy trên đường gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Kiên Giang muốn sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Kiên Giang về kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp sân bay Phú Quốc.

Đang cập nhật dữ liệu !