Tai tiếng công ty Vijasun của Đào Minh Dương vừa bị bắt vì chuyến bay giải cứu

Vijasun hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải hàng hoá bằng container. Tuy nhiên, bằng cách nào đó đã trở thành đơn vị tổ chức các chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước trong thời gian đại dịch Covid-19.

Liên quan đến vụ việc tại các chuyến bay giải cứu, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Môi giới hối lộ” (quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố; đồng thời ra các quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với 7 bị can gồm.

Đáng chú ý, trong số 7 bị can nói trên có hai lãnh đạo doanh nghiệp là Đào Minh Dương (SN 1971, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vijasun), và Nguyễn Thế Dũng (SN 1980, Giám đốc Công ty TNHH du lịch, thương mại Sang Trọng).

Theo tìm hiểu của PV Infonet, Công ty cổ phần Vijasun là tên viết tắt của Công ty cổ phần Dương Việt Nhật, do Đào Minh Dương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Công ty này được thành lập từ năm 2000, đến nay công ty có vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Trụ sở công ty tại tòa nhà Lotte, 54 Liễu Giai, Q. Ba Đình, Hà Nội.

Đáng chú ý, Vijasun hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải đường bộ, cụ thể là vận tải hàng hoá bằng container. Tuy nhiên, bằng cách nào đó Vijasun đã trở thành đơn vị tổ chức các chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước trong thời gian đại dịch Covid-19. 

Trong đó, Vijasun là doanh nghiệp được Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đồng ý tham gia các chuyến bay chở công dân Việt Nam từ Hoa Kỳ về nước theo hình thức giải cứu thương mại tự trả phí cách ly. 

Theo nội dung công văn số 40/2021-CV/VJS được Vijasun gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vào ngày 15/10/2021, chỉ riêng trong ngày 30/10/2021, công ty Vijasun đã tổ chức cho 343 công dân Việt Nam trở về Việt Nam với hai chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng vào ngày hôm sau.

Cụ thể, chuyến bay mang số hiệu QH9451, hạ cánh lúc 14h45 ngày 31/10/2021 tại sân bay Đà Nẵng có số công dân nhập cảnh là 170 người. Cùng ngày, chuyến bay mang số hiệu QH9453 hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng lúc 21h45 có số công dân nhập cảnh là 173 người. 

Công  văn Vijasun gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Các công dân sau khi nhập cảnh được cách ly tại khách sạn Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An. Đáng chú ý, mức giá vé máy bay được công ty này công bố cụ thể như sau:

Giá vé “giải cứu” chặng San Francisco – Đà Nẵng hạng phổ thông là 79,5 triệu đồng/người, nếu bay nối chuyến Hàn Quốc là 125 triệu đồng/người.

Giá vé chặng Los Angeles – Đà Nẵng hạng phổ thông là 79,5 triệu đồng/người, nếu bay nối chuyến Hàn Quốc là 130 triệu đồng/người.

Giá vé chặng New York – Đà Nẵng hạng phổ thông là 81 triệu đồng/người, nếu bay nối chuyến Hàn Quốc là 135 triệu đồng/người.

Giá vé chặng San Francisco – Đà Nẵng hạng phổ thông là 70 triệu đồng/người, bay nối chuyến Hàn Quốc là 115 triệu đồng/người.

Trong các chặng bay nói trên, giá vé cho trẻ em từ 2-14 tuổi là 70 triệu đồng, trong khi giá vé cho trẻ dưới 2 tuổi là 50 triệu đồng (bay thẳng Việt – Mỹ).

Bảng giá vé chuyến bay giải cứu ngày 31/10/2021 do Vijasun công bố.

Trong khi đó, giá vé máy bay hạng thương gia các chặng bay từ San Francisco, Los Angeles và New York lần lượt là: 145 triệu đồng, 135 triệu đồng, và 140 triệu đồng.

Ông Đào Minh Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Vijasun từng tuyên bố về tôn chỉ, mục đích của công ty: “Ngành nghề của chúng tôi là thu nhập khiêm tốn, tính mạo hiểm cao, ít thời gian bên gia đình, có tầm và tâm với nghề, quyết tâm xây dựng Vijasun trở thành nhà vận tải số 1 Việt Nam”.

Ngoài ông Dương, HĐQT của Vijasun còn có hai thành viên gồm bà Đào Thị Tuyết Nga và bà Đỗ Như Quỳnh. Ngoài nhân sự chủ chốt tại các phòng ban, công ty hiện có đội ngũ lái xe khoảng 200 người.

Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, Vijasun còn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với việc thành lập Công ty cổ phần Bất động sản Vijasun do Đào Minh Dương làm Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Chí Tịnh làm Tổng Giám đốc.

Bất động sản Vijasun thực hiện dự án Khu nhà ở Vijasun Villas tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội. Tuy nhiên, công ty này mang lại không ít tai tiếng cho Vijasun.

Đầu năm 2022, TAND TP Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ kiện giữa nguyên đơn là ông Tạ Mạnh Cường, sinh 1958; bà Nguyễn Thị Lan Phương sinh 1962, trú tại phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, TP Hà Nội và bị đơn là Công ty Cổ phần Bất động sản Vijasun.

Theo nội dung vụ kiện, năm 2010 ông Cường, bà Phương và Công ty Cổ phần Bất động sản Vijasun đã ký 1 hợp đồng mua bán tài sản trên đất thuộc khu Trũng Khoai, thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội có diện tích 12.123m2 để thực hiện dự án Vijasun Villas; giá ghi trong hợp đồng mua bán là 6,2 tỷ đồng, nhưng giá thực tế Vijasun phải thanh toán cho ông Cường, bà Lan 125 tỷ đồng và thanh toán chia làm 3 đợt.

Tuy nhiên, sau khi thanh toán 46,33 tỷ đồng, còn nợ  78,6 tỷ đồng. Vụ việc sau đó đã được TAND TP Hà Nội tuyên Vijasun phải trả 35 tỷ đồng cho ông Cường, bà Phương.

Không những thế, vào năm 2015 Công ty BĐS Vijasun còn huy động vốn từ người dân để thực hiện dự án Vijasun Villas. Tuy nhiên, quá thời hạn cam kết, công ty đã không thể bàn giao nhà cho khách hàng cũng như không trả lại tiền cho nhà đầu tư.

Huy động vốn từ khách hàng, nhưng Vijasun đã không giữ đúng cam kết.

Nếu như Vijasun được biết đến là doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hoá bằng đường bộ thì Công Ty TNHH Du Lịch và Thương mại Sang Trọng (Công ty Sang Trọng) lại được biết đến là một doanh nghiệp lữ hành. Doanh nghiệp này hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tour du lịch cho khách nước ngoài đến Việt Nam. Trước đó, Công ty Sang Trọng từng có thời gian kinh doanh trong mảng tàu du lịch trên vịnh Hạ Long.

Công ty Sang Trọng được thành lập từ năm 2012, đăng ký kinh doanh tại địa chỉ Tầng 1+2, số 5N4 Hoàng Cầu, phường ô Chợ Dừa, quận Đống đa, Hà Nội, do Nguyễn Thế Dũng làm chủ sở hữu.

Hiền Anh

Loại quả mặn như muối, xưa không ai hái, giờ thành đặc sản được săn lùng

Có một loại quả rừng rất lạ, mang vị mặn như muối. Loại quả này mọc dại, trước không có ai thu hái giờ thành đặc sản được săn lùng.

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất sạch tiền trong tài khoản

Tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.