Viện phí điều trị bệnh nhân Covid-19 tới 2,3 tỷ đồng, vẫn sẽ miễn phí 100%?

Bệnh nhân Covid-19 có chỉ định lọc máu chi phí tối thiểu 100 triệu đồng, với mức 2,3 tỷ cho một ca can thiệp ECMO là điều không lạ. Liệu có nên miễn phí 100%?

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

2,3 tỷ cho một ca điều trị Covid-19

Ngày 20/10, Bệnh viện Quân y 175 tổ chức tiễn một nữ bệnh nhân ra viện sau 86 ngày điều trị, trong đó có đến 61 ngày can thiệp ECMO. Theo đại diện bệnh viện này, tổng viện phí của bệnh nhân này ở mức 2,3 tỷ đồng, chưa kể tiền giường. Theo quy định hiện tại, toàn bộ viện phí của bệnh nhân Covid-19 do ngân sách nhà nước chi trả.

Đây không phải là mức viện phí phổ biến đối với các bệnh nhân mắc Covid- 19, tuy nhiên, qua thực tế tiếp nhận và điều trị bệnh nhân tại BV Đức Giang,TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện cho rằng, qua thực tế điều trị Covid-19 cứ 100 người thì 80 người có biểu hiện nhẹ, không có biến chứng. Nếu bệnh nhân ở thể nhẹ với các triệu chứng ho, sốt…thì gần như không phải điều trị mà chỉ cần những loại thuốc rất thông thường như hạ sốt, bù nước orezol.

Chỉ 20% bệnh nhân mắc Covid-19 có biến chứng, chuyển nặng. “Oái ăm là bệnh nhân nào nặng lên, nặng vào lúc nào thì lại không biết. Trong khi nếu bệnh nhân chuyển nặng, chi phí điều trị sẽ cao lên. Thậm chí lên 2,3 tỷ như một trường hợp mới điều trị ở BV 175, TP Hồ Chí Minh cũng không có gì lạ. Bởi bệnh nhân phải lọc máu, thở oxy, thở máy chi phí đã cao, nếu phải thở ECMO thì còn tốn nữa”, TS Nguyễn Văn Thường thông tin.

Ông Thường cho biết thêm, bệnh nhân Covid- 19 khi chuyển nặng thường xuất hiện cơn bão cytokine sẽ phải lọc máu. Mà cơn bão cytokine thường kéo dài vài ngày.

“Thông thường một quả lọc kéo dài 12 tiếng. Một bệnh nhân nếu đã có chỉ định lọc máu tối thiểu phải 2 quả lọc, không thì 3 quả thậm chí đã có bệnh nhân dùng đến 5 quả.

Tính chi phí riêng một quả lọc cho một lần lọc là 17 triệu, dịch lỏng khoảng 4-5 triệu…Trung bình khoảng hơn 20 triệu/lần lọc máu. Bệnh nhân Covid-19 đã có lọc máu chi phí cho một ca thông thường khoảng 100 triệu”, ông Thường cho hay.

Nhưng đấy chưa phải chi phí cuối cùng, bởi theo TS. BS Thường thì bệnh nhân Covid-19 “đã phải lọc máu sẽ lại phải thở ô xy, bệnh nhân đã lọc máu là kèm theo chi phí thuốc men, chi phí hồi sức tăng lên. Thậm chí nhiều bệnh nhân lọc máu là đã phải thở máy rồi, do đó chi phí cũng tăng lên rất nhiều.

Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay (ngày 21/10), Việt Nam có 877.537 ca nhiễm Covid- 19. Riêng trong đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay  số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 872.811 ca.

Nếu chỉ tính riêng 20% số bệnh nhân chuyển nặng trong số 877.537 ca - tương đương khoảng 174.000 ca mắc Covid-19 cho thấy thấy số tiền “khủng” ngân sách chi ra điều trị cho nhóm bệnh nhân này.

Nhà nước không thể gánh mãi?

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà từng trả lời báo chí rằng “Chi phí chữa bệnh Covid-19 không nên miễn phí 100% như hiện nay”. Bởi theo bà Hà “ngân sách nhà nước không thể gánh mãi được”.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này với phóng viên Infonet, PGS. TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, hiện nay bệnh nhân Covid-19 được điều trị miễn phí 100% bởi đây là loại bệnh thuộc nhóm A Bệnh truyền nhiễm.

Theo Luật, bệnh thuộc nhóm A thì sẽ được điều trị miễn phí. Nếu tính đến phương án thu một phần chi phí mà không thay đổi cách phân loại mức độ bệnh theo PGS. TS Nguyễn Huy Nga là “sai luật”.

Đồng tình với việc ngân sách không thể chi trả miễn phí mãi được, ông Nga cho biết “chỉ có cách chuyển bệnh Covid-19 sang nhóm B bệnh truyền nhiễm”.

“Đây là việc mà tôi đã đề nghị nhiều lần. Điều này là hoàn toàn phù hợp, bởi bệnh đã có trong cộng đồng rồi giống như HIV. Do đó, khi chuyển sang nhóm B, bệnh truyền nhiễm thì chi phí điều trị sẽ tính theo quy định của BHYT”,  PGS. TS Nguyễn Huy Nga cho biết.

Không đưa ra bình luận việc có nên thay đổi việc xếp loại mức độ bệnh hay cách thức thanh toán cho bệnh nhân điều trị Covid-19, TS Nguyễn Văn Thường, cho rằng, hiện bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị căn cứ theo Luật truyền nhiễm, Luật Khám chữa bệnh.

“Năm nay bệnh nhân mắc Covid-19 có thể rất nguy hiểm nhưng sang năm có thể không còn nguy hiểm như thế này nữa. Nó liên quan đến tỷ lệ biến chứng, tỷ lệ tử vong.

Ví dụ cúm mùa bây giờ, chúng ta mắc suốt ngày, không làm sao nhưng những năm 1918 căn bệnh này làm chết ¼ dân số Châu Âu. Lúc ấy các nước cũng lấy sân vận động làm bệnh viện dã chiến y như Việt Nam bây giờ. Thời điểm đó, dịch cúm là nguy hiểm nhưng bây giờ ai chẳng mắc”, TS Nguyễn Văn Thường bày tỏ.

Do đó, việc quyết định cách thức thanh toán chi phí điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nói chung, Covid-19 nói riêng theo vị Giám đốc này nó liên quan đến nhiều chính sách, “chuyện chi phí cho điều trị chỉ là một vấn đề thôi”. 

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người, do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm gây ra.

Theo quy định tại Điều 3 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016,  bệnh truyền nhiễm được phân loại như sau:

Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Cụ thể gồm: bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút Corona (Covid-19).

Bệnh truyền nhiễm nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Cụ thể: bệnh do vi rút Zika, bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota).

Bệnh truyền nhiễm nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh, cụ thể: bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.

Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm này.

 N. Huyền 

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Đang cập nhật dữ liệu !