Di chứng sau Covid-19: Dấu hiệu nào cần đi khám bác sĩ ngay?

Sau đợt giãn cách lớn vì dịch bệnh, những ngày qua các bệnh viện hoạt động trở lại nhưng cũng tiếp nhận nhiều người bệnh tới đến khám bệnh vì vấn đề sức khoẻ sau khi đã nhiễm Covid-19.

 

 

Các món ăn tốt cho người mắc Covid-19, vì sao nên ăn 5 bữa/ngày?

Các món ăn tốt cho người mắc Covid-19, vì sao nên ăn 5 bữa/ngày?

Đa số người bệnh Covid-19 đang thực hiện cách ly tại nhà và việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng góp phần quan trọng cho quá trình phục hồi của người bệnh.

Nhiều bệnh nhân đã được điều trị khỏi, có khó khăn trong việc trở lại cuộc sống bình thường do các triệu chứng của bệnh vẫn kéo dài như khó thở, mất ngủ, phát ban… Một số khác phải đương đầu với bệnh lý mà họ chưa từng gặp trước đó, ví dụ như đái tháo đường.

Chị Nguyễn Thị T. V. 31 tuổi, trú tại Hóc Môn, TP.HCM trải qua 1 tháng điều trị Covid-19, có lúc chị V. cũng cận kề sinh tử. Dù được cứu sống nhưng từ người phụ nữ trẻ, khoẻ, phụ trách công việc quan trọng trong công ty, chị V. phải ngồi xe lăn, việc đi lại rất khó. Chị V. cần tiếp tục thở oxy lưu lượng thấp và dùng thuốc kháng đông máu, kháng viêm tại nhà. Suốt 2 tuần, chị V. nỗ lực tập hít thở để cai oxy, song chưa thành công, đây chính là khó khăn lớn nhất.

Sau thời gian thở máy, chị V. còn mất đi giọng nói, chị nói rất khó nghe, mất ngủ kèm theo những di chứng sau mắc bệnh. Chị V. cảm giác mình mất đi 80% sức khoẻ.

Theo bác sĩ Huỳnh Thị Thúy Ái – điều hành đơn vị Điều trị hậu Covid–19, Bệnh viện quốc tế Minh Anh, hầu hết những người mắc Covid -19 trở nên khỏe hơn chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh, tuy nhiên với một số người lại gặp phải các tình trạng hậu Covid-19 khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Đối với những người này, sau khi trải qua một thời gian dài vật lộn với Covid - 19, khi đã âm tính thì hành trình tập luyện để hồi phục hoàn toàn sức khỏe mới thật sự bắt đầu.

{keywords}
Ảnh minh hoạ.

BS Ái chia sẻ có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về di chứng hậu covid, một nghiên cứu tại Anh đã ghi nhận hơn 200 di chứng khác nhau. Một khảo sát tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM công bố ngày 20/9, cho thấy 53,3% bệnh nhân tại đây bị rối loạn lo âu, 16,7% stress và 20% trầm cảm.

Những bệnh nhân từng thở HFNC (oxy lưu lượng cao), bệnh nhân từng thở oxy qua mặt nạ, hoặc thở máy, tỷ lệ trầm cảm và tỷ lệ rối loạn lo âu lên tới 66,7%.

Theo các nghiên cứu khoa học được công bố gần đây thì Covid-19 nghiêm trọng hơn nhiều bởi cả những triệu chứng khi mắc bệnh cùng các tác động tiềm ẩn lâu dài. Trong đó tổn thương phổi sau khi âm tính chưa thể chắc chắn về thời gian hoặc khả năng bình phục hoàn toàn của người bệnh.

Hoặc giả, với một số bệnh nhân nặng, hệ thống miễn dịch của họ phải hoạt động quá mức (không phân biệt được tế bào bình thường và nhiễm trùng) có thể gây nên các cục máu đông khiến người bệnh bị đau tim, kéo theo nguy cơ đột quỵ… để lại hậu quả lâu dài.

Bác sĩ Ái cho biết, nhiều người sau khi chữa khỏi Covid-19 gặp các triệu chứng như: khó thở hoặc hụt hơi, mệt mỏi, chóng mặt tư thế, khó chịu sau gắng sức, khó suy nghĩ, khó tập trung, ho, đau đầu, đau ngực, dạ dày, tim đập nhanh, đánh trống ngực, đau cơ, đau khớp.

Người bệnh còn có các cảm giác tê bì, tiêu chảy, gặp vấn đề về giấc ngủ, sốt, phát ban, thay đổi tâm trạng, thay đổi về vị giác và khứu giác.

Bác sĩ Ái lưu ý khi các triệu chứng kéo dài, không cải thiện, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, hãy nghĩ đến việc tới một đơn vị y tế để được khám và điều trị, giúp cơ thể lấy lại sức khỏe một cách hiệu quả nhất.

K.Chi

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai), phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt mỏi.

Những người không nên uống trà xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.

Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang ở đỉnh dịch

Hơn 20 giường tại 4 buồng dành riêng cho trẻ nhiễm virus hợp bào (RSV) tại khoa Hồi sức hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, luôn kín bệnh nhi.

37 công nhân bị ngộ độc methanol, một người tử vong

Nhiều công nhân ở Bắc Ninh bị ngộ độc methanol sau khi tiếp xúc với cồn trong quá trình làm việc. Trong đó, một người đã tử vong.

Chọn màu món ăn bổ dưỡng từng bộ phận cơ thể

Cá hồi có màu hồng tốt cho não, cà rốt màu cam giúp mắt nhìn rõ hơn trong bóng tối.

Đang cập nhật dữ liệu !