Vì sao NATO giảm hỗ trợ cho Ukraine?

Gần đây, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang cân nhắc giảm viện trợ cho Ukraine. Trong khi Italy đã tuyên bố đóng băng nguồn cung cấp quân sự và Mỹ công khai từ chối Kiev một số vũ khí hiện đại.

Nguồn cung cấp vũ khí không phải là vô tận

Kể từ tháng 3, Italy đã cung cấp cho Ukraine lựu pháo FH-70 155mm, pháo tự hành M109L và PZH 2000, xe bọc thép chở quân M113, hệ thống rocket phóng loạt MLRS, súng cối, phương tiện và hệ thống tên lửa chống tăng tới Ukraine. Số vũ khí mà Italy cung cấp cho Ukraine hiện không rõ ràng, tuy nhiên hiện nay không có động thái nào cho thấy kế hoạch bổ sung trong tương lai.

Mỹ đang là bên viện trợ nhiều nhất cho Ukraine, cả về kinh tế, quân sự và ngoại giao. (Ảnh: AP)

“Chúng tôi không chuẩn bị gói thứ 6 và không nói về việc cung cấp tên lửa cho Ukriane”, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Il Messaggero.

“Tôi không loại trừ một mệnh lệnh mới trong NATO và Liên minh châu Âu (EU) về hỗ trợ quân sự, nhưng hiện tại chúng tôi đang hoàn thành những gì chính phủ trước đó đã lên kế hoạch”, ông Crosetto nói.

Ông Crosetto nói thêm, Italy không chuẩn bị cung cấp vũ khí mới cho Ukraine. Ông tin rằng đàm phán là giải pháp đúng đắn duy nhất để giải quyết xung đột Ukraine.

Tuy nhiên, theo báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Italy ngay lập tức bị cho là nói dối khi gần đây Ukraine liên tục kêu gọi các nước cung cấp thêm vũ khí. Cụ thể, vào cuối tháng 10, ông Zelensky trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Corriere della Sera đã nói rằng ông muốn nhận các hệ thống phòng không từ Rome.

Trong khi đó, Italy đã nhiều lần nhấn mạnh rằng quân đội nước này có quá ít hệ thống phòng không hiện đại để chuyển chúng sang trạng thái khác.

Ông Alexei Podberezkin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị - Quân sự thuộc trường Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO) nhận định: “Đã có sự thay đổi chính phủ ở Itlay, các lực lượng có khuynh hướng quốc gia lên nắm quyền, vì lợi ích quốc gia quan trọng hơn một cuộc chiến xa xôi, điều không liên quan trực tiếp đến họ.

Italy vẫn nằm trong khuôn khổ chính sách của EU, nhưng nói không muốn tham gia trực tiếp. Xét cho cùng, việc cung cấp vũ khí trong một cuộc xung đột có nghĩa là tham gia trực tiếp vào đó. Họ hiểu rất rõ điều này và không muốn liên quan.

Quá trình này đang diễn ra không chỉ ở Italy, ở mức độ này hay mức độ khác, ảnh hưởng đến cả Đức, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch. Ở một mức độ nhất định, các xu hướng đã thay đổi trở nên đáng chú ý hơn. Tôi tin sẽ còn rõ ràng hơn nữa khi thời tiết lạnh giá bắt đầu và kéo theo cuộc khủng hoảng tài nguyên mà châu Âu đang trải qua”.

“Italy giống như các nước phương Tây khác, đã phải đối mặt với hậu quả của việc tăng giá năng lượng một cách bùng nổ. Do đó, ông Crosetto đã cảnh báo, ‘chúng ta đang ở trong thời kỳ khó khăn’. Và ông ấy nhấn mạnh rằng các vấn đề sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”, ông Podberezkin nhấn mạnh.

“Mỹ chới với”

Theo các chuyên gia, phương Tây sẽ tiếp tục cung cấp vũ trang cho Ukraine. Nhà Trắng mới đây đã thành lập một gói trị giá 400 triệu USD khác bao gồm tên lửa cho hệ thống phòng không HAWK và hệ thống pháo phản lực HIMARS, xe địa hình quân đội, súng phóng lựu và vũ khí nhỏ.

Tuy nhiên, có những chi tiết thú vị. Bởi vì, Washington có kế hoạch chuyển cho Kiev 21.000 đơn vị đạn dược cho lựu pháo 155 mm, mặc dù vào mùa hè, con số này là khoảng 75.000. Sự khác biệt là đáng kể, đặc biệt là với vai trò quan trọng của pháo binh trong chiến sự.

“Những nỗ lực của chính quyền ông Biden ở Ukraine phơi bày 2 vấn đề an ninh quốc gia nghiêm trọng: không đủ đạn dược tại Lầu Năm Góc và những khó khăn phải đối mặt với tổ hợp công nghiệp quân sự do sự gia tăng nhanh chóng trong sản xuất các sản phẩm quan trọng”, tạp chí National Interest của Mỹ nhấn mạnh.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS của Mỹ. (Ảnh: U.S. Marine Corps)

“Thật không may, ngành công nghiệp của Mỹ đã bị thiếu vốn trong nhiều thập kỷ. Và điều đó dẫn đến sự thiếu hụt”, National Interest cho hay.

Bên cạnh đó, Wall Street Journal đưa tin rằng, Mỹ dự kiến mua khoảng 100.000 đạn pháo từ các nhà sản xuất Hàn Quốc để cung cấp cho Ukraine. Trước đó Mỹ cũng nói về việc thiếu hệ thống chống tăng Javelin trong kho vũ khí, bởi vì hầu hết trong số đó đã được gửi đến Ukraine.

Bài toán khó của máy bay không người lái (UAV) hoặc máy bay chiến đấu?

Ông Biden, mới đây phát biểu trước báo giới, nói rằng Washington sẽ không chuyển giao máy bay chiến đấu hiện đại “để không kích động chiến tranh thế giới thứ 3” và tên lửa tác chiến-chiến thuật ATACMS với tầm bắn hơn 300 km, vì họ không muốn đánh sâu vào lãnh thổ Nga.

Ngoài ra, Wall Street Journal, dẫn lời các quan chức Mỹ, thông báo Lầu Năm Góc đã từ chối yêu cầu của Kiev và một nhóm nghị sĩ về việc cung cấp máy bay không người lái công nghệ cao MQ-1C Grey Eagle.

Những máy bay không người lái trinh sát và tấn công này đạt tốc độ lên tới 310 km/h ở độ cao lên tới 8.800 mét, có thể ở trên không tới 30 giờ và tấn công các mục tiêu trên mặt đất bằng tên lửa và bom dẫn đường.

Theo Wall Street Journal, động thái này sự miễn cưỡng “leo thang xung đột”, nhưng có những yếu tố khác. Vào tháng 12/2011, Iran đã cướp máy bay không người lái tàng hình trinh sát cực kỳ hiện đại RQ-170 Sentinel đang thực hiện nhiệm vụ trên không phận Afghanistan. UAV này bị chặn ngay trên bầu trời và hạ cánh xuống một trong những sân bay địa phương.

Và hiện nay ở Iran có một ngành công nghiệp UAV phát triển với nhiều hình thái, kích cỡ, đặc điểm và mục đích khác nhau. Tất nhiên, Lầu Năm Góc không muốn thấy bí quyết của Mỹ rơi vào tay người Nga. Do đó, việc giao hàng UAV và máy bay chiến đấu sẽ tiếp tục được cân nhắc.

Bình Minh (lược dịch)

Amazon bắt đầu sa thải nhân viên

Amazon bắt đầu sa thải nhân viên

CNBC dẫn báo cáo từ các nhân viên bị sa thải cho hay, nhà bán lẻ trực tuyến Amazon đã bắt đầu cắt giảm nhân sự theo kế hoạch.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !