Vì sao lính Mỹ trong chiến tranh VN thích AK- 47 hơn M16
AK-47 đã trở thành một huyền thoại nhờ uy lực hoàn toàn vượt trội so với M16.
Ngày 23/12, Mikhail Kalashnikov, "cha đẻ" của loại súng tiểu liên huyền thoại AK-47, đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 94. Sau gần 67 năm, AK vẫn được đánh giá là vũ khí cá nhân thông dụng và uy lực nhất. Nhiều quốc gia vẫn chọn AK là vũ khí cá nhân tiêu chuẩn. Theo dự tính, hơn 100 triệu khẩu súng AK đang được sử dụng trên toàn thế giới và hơn 50 quốc gia đã trang bị nó cho quân đội.
Trong lịch sử quân sự thế giới, AK-47 và các phiên bản của nó, cùng với AR-15 và bản cải tiến M16 luôn luôn tranh nhau ngôi vị số một trong các loại vũ khí cá nhân. Tuy AR-15 (M16) có tốc độ bắn nhanh, tầm bắn xa, độ chính xác cao nhưng uy lực và độ tin cậy kém hoàn toàn so với AK.
Các biến thể khác nhau của AK-47. |
Các biến thể khác nhau của M16. |
Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, AK-47 đã thắng một cách thuyết phục nhờ tính đơn giản và hiệu quả, đặc biệt là sự phù hợp tuyệt đối của AK-47 với chiến thuật đánh gần, đánh đêm của Việt Nam. Kỹ năng điểm xạ hai viên một lần được quân đội nhân dân Việt Nam rèn luyện tới mức điêu luyện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Quân đội Mỹ vừa ngưỡng mộ khả năng tác chiến của AK-47, lại vừa sợ hãi uy lực của nó. Theo một số tài liệu, trong chiến tranh tại Việt Nam, lính Mỹ khi nhặt được AK-47 sẵn sàng vứt bỏ súng trường M16 của Mỹ để chuyển sang dùng AK.
Chúng ta hãy cùng xem clip sau đây để hiểu vì sao AK giành chiến thắng trước M16 và vì sao lính Mỹ lại phải khiếp sợ trước tiếng súng AK.
Phần thi thứ hai nhằm so sánh uy lực công phá của hai loại súng bằng cách bắn vào những viên gạch. Kết quả uy lực của AK hoàn toàn vượt trội so với M16 nhờ sử dụng loại đạn to hơn (7,62x39 mm) so với M16 (5,56x45 mm). Phần thi thứ ba chứng tỏ độ chính xác khi bắn liên thanh của hai loại súng. Tốc độ và độ chính xác của M16 có vẻ nhỉnh hơn so với AK, lực giật của M16 cũng nhỏ hơn nhiều so với AK.
Qua clip, chúng ta cũng thấy được mỗi loại súng đều có những điểm mạnh yếu riêng, phù hợp với những cách đánh khác nhau. Nó cũng chứng tỏ một điều rằng con người luôn là nhân tố giữ vai trò quyết định tới sự thành bại của chiến tranh chứ không phải là vũ khí phương tiện.
Theo Trí Thức Trẻ