Vì sao Lễ khao lề thế là dấu tích bảo vệ chủ quyền của người Việt?

Hỏi: "Tôi thường nghe nói nhiều đến Lễ Khao lề thế là một trong những dấu tích về bảo vệ, thực thi chủ quyền trên biển. Vậy mong BBT giải thích vì sao lại như vậy?"- Độc giả Hoàng Văn Thoan (Hà Nội)

Trả lời: Hàng năm, ngư dân trên đảo Lý Sơn vẫn thường xuyên tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, nghi thức truyền thống này không chỉ nhận được sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương tỉnh Quảng Ngãi mà còn thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân trong cả nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài. 

Do tính chất và ý nghĩa của nó, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã được nhà nước quyết định nâng cấp trở thành lễ hội cấp quốc gia và đình làng An Vĩnh, nơi diễn ra lễ hội này đã được công nhận là Di tích Văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Về nguồn gốc, theo sách "100 câu hỏi về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam", vào thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức “đội Hoàng Sa” lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi làm nhiệm vụ quản lý, khai thác Hoàng Sa, thu lượm hàng hóa của các tàu mắc cạn, đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp và còn đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên hai quần đảo. Trước khi những người lính Hoàng Sa chuẩn bị xuống thuyền, các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức lễ Khao lề thế lính. Lễ này được tổ chức vào ngày 20 tháng 2 âm lịch hàng năm để cầu cho người ra đi được bình an trên dặm dài sóng nước. 

Vì sao Lễ khao lề thế là dấu tích bảo vệ chủ quyền của người Việt? - ảnh 1

Lễ khao lề thế (Ảnh: Đại Đoàn Kết)

Ngày nay, cũng vào tháng 2, tháng 3 âm lịch hàng năm, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi và nhân dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đều tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa tại đình làng An Vĩnh, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Buổi lễ diễn ra với các nghi thức cúng tế như: thổi kèn ốc, tái hiện hình ảnh các hùng binh ra khơi, thả thuyền nan và hình nhân xuống biển hướng tới quần đảo Hoàng Sa… đã trở thành một nghi lễ truyền thống nhằm giữ gìn bản sắc quê hương, tri ân đến những người con đất Việt qua các thế hệ đã không quản khó khăn, thậm chí hy sinh cả tính mạng mình để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời giáo dục con cháu lòng yêu nước, tự hào dân tộc cũng như ý thức sâu sắc về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Từ nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ khao lề thế, chúng ta có thể khẳng định đây là lễ hội biểu tượng cho công cuộc thực thi chủ quyền, bảo vệ biển đảo Việt Nam. Lễ hội này còn gắn với những bằng chứng pháp lý vô cùng rõ ràng, quan trọng về việc: "Việt Nam là nước đầu tiên đã thực thi chủ quyền hòa bình với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"

Hồng Chuyên (chọn đăng)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !