Vì sao không có học giả TQ dự hội thảo quốc tế về Hoàng Sa, Trường Sa?

Sáng nay 20/6, tại Đà Nẵng, hội thảo quốc tế “Hoàng Sa – Trường Sa: Những sự thật lịch sử” chính thức khai mạc do Đại học (ĐH) Đà Nẵng và trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) phối hợp tổ chức.

Tại cuộc họp báo quốc tế chiều 19/6, PGS.TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho hay, tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các học giả quốc tế, các học giả người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành thuộc các trường ĐH, Viện nghiên cứu của Mỹ, Nga, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Bỉ, Philippines, Hàn Quốc…, đại diện một số cơ quan đại diện quốc tế tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu, luật gia và đại diện một số bộ, ban, ngành và địa phương trong cả nước.

Vì sao không có học giả TQ dự hội thảo quốc tế về Hoàng Sa, Trường Sa? - ảnh 1

Họp báo chiều 19/6 về cuộc hội thảo quốc tế "Hoàng Sa - Trường Sa: Những sự thật lịch sử" (Ảnh: HC)

Các đại biểu tham dự hội thảo sẽ trao đổi ý kiến về các vấn đề như: Vai trò, vị trí của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở biển Đông; Thực tế tranh chấp hai quần đảo; tác động đối với hòa bình và an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương; Sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/1/1974 và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 14/3/1988; Việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ góc độ luật quốc tế...

Vì sao không có học giả TQ dự hội thảo quốc tế về Hoàng Sa, Trường Sa? - ảnh 2

Đông đảo PV trong và ngoài nước tham dự cuộc họp báo chiều 19/6 (Ảnh: HC)

Đặc biệt, trong khuôn khổ cuộc hội thảo sẽ diễn ra cuộc tọa đàm về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Các đại biểu sẽ đi sâu đánh giá ý đồ của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan kể trên và phân tích các khía cạnh pháp lý của hành động sai trái này.

Tại cuộc họp báo, PV Infonet đã đặt câu hỏi: : “Theo thông tin do Ban tổ chức cung cấp thì có khá nhiều học giả có uy tín từ nhiều nước trên thế giới tham dự hội thảo, nhưng chúng tôi không thấy có học giả Trung Quốc. Vậy Ban tổ chức có mời họ hay không? Nếu Ban tổ chức có mời, họ có tham dự hay không?”.  

Vì sao không có học giả TQ dự hội thảo quốc tế về Hoàng Sa, Trường Sa? - ảnh 3

Các phóng viên đặt câu hỏi với Ban tổ chức cuộc hội thảo (Ảnh: HC)

Thay mặt Ban tổ chức, PGS.TS Trần Văn Nam cho biết: “Chúng tôi là các trường đại học, tức là chuyên về nghiên cứu, về học thuật. Sau thành công của hội thảo quốc tế “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Các khía cạnh lịch sử và pháp lý” tổ chức tháng 4/2013 tại Quảng Ngãi, đã có nhiều ý kiến của các học giả trong và ngoài nước động viên chúng tôi nên tổ chức các cuộc hội thảo tiếp theo về chủ đề này.

Từ thành công của hội thảo tại Quảng Ngãi, uy tín của Ban tổ chức trong giới học giả quốc tế được nâng lên rất nhiều. Vì thế, để tổ chức cuộc hội thảo “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử” lần này, chúng tôi công bố thư mời công khai trên các diễn đàn học thuật quốc tế. Có rất nhiều học giả có uy tín từ rất nhiều nước đã đăng ký tham dự và gửi bài tham luận. Nhưng không có học giả nào của Trung Quốc đăng ký tham dự hay gửi bài tham luận. Vì vậy tại hội tảo lần này không có họ!”.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !