Vì sao con người có thể ăn đinh, tóc, bấm móng tay?

Hội chứng Pica - thói quen ăn những thứ mà người bình thường không ăn. Những người bị hội chứng này có thể ăn kim loại, ăn tóc, ăn đất…

Bệnh nhân T.H.T (27 tuổi, ngụ Bình Dương), có dấu hiệu trầm cảm, bị đau bụng khoảng 1 tháng, được chuyển lên Bệnh viện Quân y 175.

Đây là một trường hợp vô cùng hiếm gặp với sở thích ăn các đồ vật kim loại mà các bác sĩ gặp phải trong Y khoa. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng Pica.

Tại Bệnh viện Quân y 175 TP. HCM, bệnh nhân T được chẩn đoán bị thương tổn dạ dày do dị vật, các bác sĩ Khoa Ngoại bụng tiến hành phẫu thuật và sau 2 tiếng đã lấy ra từ trong bụng bệnh nhân hơn 1kg đủ thứ dị vật kim loại dã bị ăn mòn như đinh, thìa, bấm móng nay, lưỡi dao, thỏi sắt, móc đồ.

Do số lượng dị vật trong bụng bệnh nhân quá nhiều nên ekip phải tiến hành mổ mở và chụp C- ARM (Xquang trong mổ) để tránh sót dị vật. Các bác sĩ cho biết đây là trường hợp hiếm gặp, có dấu hiệu của hội chứng Pica, là những người thích ăn các dị vật kim loại.

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội nhiều người thắc mắc, ăn toàn thứ nguy hiểm, thậm chí cả đống vật sắc nhọn vào dạ dày, cơ thể làm sao chịu nổi. Thực tế, hệ thống đường tiêu hóa của chúng ta vẫn có khả năng “chịu lỗi” nhất định. Đối với những dị vật hoàn toàn khó tiêu, hệ tiêu hóa sẽ cố gắng đào thải chúng ra ngoài qua phân, từ đó giảm thiểu nguy hại. Tôi đã gặp không ít phạm nhân nuốt kim khâu, lưỡi dao nam cạo râu, nhưng chẳng làm sao. Tuy nhiên, nuốt dị vật sắc nhọn nguy cơ gây thủng ruột rất cao, nuốt nhiều dị vật có thể gây tắc ruột cực kì nguy hiểm.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều người bị hội chứng này, ví dụ như người thích ăn thắng cố, nậm pịa.

Rối loạn pica có nhiều thể:

Cautopyreiophagia (ăn que diêm đã cháy).

Foophagia (ăn lá, cỏ).

Geophagia (ăn cát, đất, bụi bẩn).

Lignophagia (ăn gỗ, vỏ cây, cành cây).

Lithophagia (ăn đá, sỏi).

Pagophagia (nước đá, sương tuyết tủ lạnh).

Thể đau nửa đầu (ăn đồ có chì).

Tobaccophagia (ăn thuốc lá, tàn thuốc).

Trichophagia (ăn tóc).

Ăn kim loại.

{keywords}
Số kim loại anh T. đã ăn vào trong dạ dày. 

BS Phúc cho biết, pica là chứng rối loạn ăn uống liên quan tới tâm lí, người mắc chứng này sẽ thích ăn những vật không phải thực phẩm và không có chất dinh dưỡng.

Vì sở thích lựa chọn đồ ăn kì lạ, thời xa xưa, người mắc chứng này luôn bị coi là ma quỷ hoặc do quỷ đói gây ra. Và đến nay pica được coi là chứng bệnh cần điều trị.

Pica hay gặp ở trẻ em và người trẻ, nhưng phải từ 2 tuổi trở lên, biểu hiện thích ăn những đồ vật lạ không có chất dinh dưỡng kéo dài trên 1 tháng.

Pica cũng xảy ra với những người có thói quen ăn uống kì dị theo văn hóa cộng đồng. Trường hợp của cô Sheila, người Cameroon hiện đang là sinh viên đại học ở Pháp là ví dụ, cô rất thèm được ăn đất quê nhà. Sheila ăn đất từ lúc 6 tuổi, cũng giống bao người dân Cameroon khác, cô không thể ngừng ăn nó mặc dù sống ở Pháp thói quen ăn uống như vậy bị coi là bẩn thỉu.

Thói quen ăn đất gọi là pica thể geophagia, nó không chỉ xảy ra ở châu Phi, mà còn bắt gặp ở nhiều quốc gia khác như Argentina, Iran và Namibia; ăn đất chủ yếu là phụ nữ có thai và trẻ em. Tại đất nước Kenya, bất cứ nơi đâu cũng mua được đất, ít tiền thì mua đất nhạt nhẽo, nhiều tiền mua đất với đủ thứ hương vị, có thêm cả tiêu đen, thêm bạch đậu và muối.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, pica phổ biến hơn ở trẻ em, phụ nữ có thai, nhóm người thuộc tầng lớp kinh tế xã hội thấp, trẻ em bị khuyết tật phát triển (ví dụ trẻ tự kỷ). Có trường hợp trẻ tự kỉ thích ăn cốc thủy tinh. Tỉ lệ mắc pica cũng cao hơn ở những người bị căng thẳng liên quan đến gia đình. Pica có thể là một triệu chứng của bệnh thiếu máu (tức là thiếu sắt) và mất cân bằng hóa học khác.

Đặc biệt, có những phụ nữ mang thai dễ mắc pica, nguyên nhân một phần do thay đổi tâm lí, phần nữa là thay đổi hormon, nhưng quan trọng hơn cả là tình trạng thiếu chất. Đặc biệt là thiếu sắt, kẽm, đồng, selen, mangan, coban và các nguyên tố vi lượng khác.

BS Phúc kể ông đã gặp những bà bầu thèm ăn đất, ăn thạch cao, ăn gạch non; nhưng sau khi đẻ thì hết. Những bệnh nhân thiếu máu cũng vậy, sẽ dẫn đến thiếu sắt, chưa kể các nguyên tố vi lượng khác. Như vậy, pica trong trường hợp này chỉ là triệu chứng phản ánh tình trạng thiếu chất, nên bổ sung ăn uống đầy đủ vi chất là khỏi.

Khánh Chi 

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Đang cập nhật dữ liệu !