Bệnh hiếm gặp ở người lớn nên rất dễ bị bỏ qua
Chỉ chiếm từ 1- 5%, do hiếm gặp ở người lớn nên đa phần các ca lồng ruột ở người lớn thường bị bỏ sót và chẩn đoán muộn…
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tiến hành phẫu thuật cho người bệnh |
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho một nam bệnh nhân 81 tuổi bị lồng nhiều đoạn ruột.
Ths. Bs. Đào Đăng Sơn – Khoa Ngoại tiêu hóa & Tổng hợp bệnh viện cho biết, lồng ruột ở người lớn chiếm tỷ lệ từ 1-5%, còn lồng ruột ở trẻ em chiếm tỷ lệ 90% và 5% các trường hợp tắc ruột.
Các trường hợp lồng ruột ở trẻ em thường không rõ nguyên nhân, nhưng ở người lớn thì ngược lại, hơn 90% nguyên nhân do u, chủ yếu là u ở ruột non và đại tràng, một số khác do viêm hạch mạc treo, viêm hồi manh tràng mạn, có túi thừa meckel, manh tràng di động.
“Do hiếm gặp ở người lớn nên đa phần các ca lồng ruột ở người lớn thường bị bỏ sót, chẩn đoán muộn”, BS Đặng Sơn cảnh báo.
Và trường hợp cụ ông 81 tuổi là ví dụ điển hình. Ông nhập viện với các biểu hiện nôn, đại tiện kém kèm đau chướng bụng, ăn kém. Qua thăm khám và dựa trên hình ảnh Xquang, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh có tình trạng lồng ruột non, nghĩ nhiều đến do u ruột non.
BS Sơn nhấn mạnh, khác với việc điều trị lồng ruột ở trẻ nhỏ có thể sử dụng phương pháp bơm hơi tháo lồng hoặc phẫu thuật. Còn đối với lồng ruột ở người lớn thì chỉ có phương pháp phẫu thuật mới giải quyết được dứt điểm nguyên nhân gây lồng ruột và tránh nguy cơ tái phát cho người bệnh.
Bị suy tim nặng do không tái khám, tự mua thuốc uống theo đơn cũ
Bị tăng huyết áp và đang sử dụng thuốc của bác sĩ kê đơn thấy cơ thể khoẻ mạnh, anh Cường chủ quan không đi khám lại và mua tiếp theo đơn thuốc đó uống, 7 tháng sau anh tới bệnh viện kiểm tra kết quả khiến anh rụng rời.
Tuy nhiên với thể trạng của cụ ông 81 tuổi – gầy yếu, suy kiệt chỉ với cân nặng 36kg, kèm theo tiền sử tăng huyết áp. Điều này đòi hỏi quá trình phẫu thuật cần diễn ra nhanh chóng, chính xác.
Khi tiến hành phẫu thuật các bác sĩ nhận thấy người bệnh bị lồng 2 đoạn ruột non và đặc biệt là khắp ruột đều có u nằm ở các vị trí khác nhau. Đoạn lồng ruột thứ nhất dài khoảng 15 cm, có khối u kích thước 3x4 cm. Đoạn thứ 2 cách đoạn ruột thứ nhất khoảng 50 cm, có 1 u kích thước 1,5 cm gây lồng ruột trên 1 đoạn dài khoảng 10 cm.
“Kiểm tra toàn bộ ruột non còn có 3 khối u kích thước khoảng 1 cm ở các vị trí khác nhau”, BS Sơn thông tin.
Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành tháo lồng ruột cho người bệnh và cắt đoạn ruột non có khối lồng. Các khối u sau phẫu thuật được gửi xét nghiệm mô bệnh học và có kết quả là u ruột non ác tính. Hiện sau phẫu thuật sức khỏe người bệnh ổn định, có thể ăn uống.
Người lớn bị lồng ruột rất nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua |
Theo các bác sĩ lồng ruột là một vấn đề nghiêm trọng khi một phần ruột trượt vào một phần khác của ruột. Khối ruột lồng này thường cản trở sự lưu thông của thức ăn và dịch tiêu hóa. Lồng ruột cũng làm tắc nghẽn quá trình cung cấp máu cho phần ruột bị ảnh hưởng, điều này có thể dẫn đến thủng ruột, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm độc và gây hoại tử ruột.
Vì bệnh lồng ruột ở người lớn hiếm gặp và gây ra các triệu chứng tương tự như nhiều tình trạng khác nên việc chẩn đoán đôi khi khá khó khăn. Các triệu chứng thường gặp là đau bụng từng đợt, có thể buồn nôn hoặc nôn mửa. Người bệnh thường đến gặp bác sĩ sau khi có những triệu chứng này trong vài tuần không hết.
Lồng ruột ở người lớn thường là hậu quả của các tình trạng hay thủ thuật y khoa như: Có polyp hay khối u trong đường ruột; Các mô như mô sẹo hình thành trong ruột; Phẫu thuật để giảm cân (như nối tắt dạ dày) hoặc các phẫu thuật khác ở đường ruột; Tình trạng viêm do bệnh lý như bệnh Crohn gây ra…
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị lồng ruột như: Đã từng bị lồng ruột trước đây; Tiền sử gia đình có người bị bệnh này…
Đáng ngại là khi đoạn ruột bị lồng có thể không được cung cấp máu đầy đủ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, các mô ở đoạn ruột bị thiếu máu nuôi dưỡng sẽ chết. Kết quả là gây rách hoặc thủng thành ruột, có thể dẫn đến nhiễm trùng niêm mạc trong ổ bụng (viêm phúc mạc).
Trong khi đó, viêm phúc mạc là một tình trạng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Các dấu hiệu và triệu chứng khi đó là: Đau bụng, sưng bụng và sốt.
Lồng ruột khá khó phòng ngừa vì nó có thể gây ra do một tình trạng bệnh lý trước đó hoặc không có nguyên nhân rõ ràng. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, khi xuất hiện đau bụng từng đợt, có thể buồn nôn hoặc nôn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám.
Việc người bệnh sớm nhận ra những bất thường về sức khỏe và kiểm tra sức khỏe định kỳ mới có thể phát hiện bệnh sớm để điều trị, tránh những trường hợp biến chứng có thể xảy ra.
N. Huyền
Căn bệnh 500.000 người Việt mắc phải, thường bị nhầm là tâm thần
Theo Tổ chức Y tế thế giới, động kinh là một trong những bệnh thần kinh phổ biến nhất, ảnh hưởng đến gần 50 triệu người ở mọi lứa tuổi. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc động kinh dao động trong khoảng 4,9-7,5/1000 người.