"Vàng xanh" ở Trường Sa

Khi tận mắt nhìn thấy công sức vun vén của bộ đội ngoài đảo thì mới thấy rằng họ đã không hề quá lời khi so sánh như vậy về những luống rau xanh, đặc biệt trong những tháng cao điểm mùa khô hiện nay.

Dù cuộc sống tại các đảo trên quần đảo Trường Sa hiện nay đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây. Nhưng có hai thứ cho đến giờ vẫn luôn trong tình trạng "cháy hàng" là nước ngọt và rau xanh. Tại tất cả các đảo hiện nay đều có khu vực dành riêng để trồng rau, những nơi này được lính đảo chăm sóc rất cẩn thận. Trong ảnh là những luống rau trên đảo Nam Yết.

Tại những đảo nổi như Trường Sa, Song Tử Tây, Sơn Ca... do có không gian tương đối lớn nên các loại rau được trồng khá phong phú, từ bầu, bí, đến rau muống và các loại cải...

Nhìn những luống rau xanh tốt này những người đến thăm có cảm giác lính đảo không còn thiếu rau. Tuy nhiên trên thực tế số rau này chẳng đủ dùng cho một bữa ăn của toàn đảo. Do vậy rau tươi vẫn phải được sử dụng hạn chế và "xoay vòng" trong các đơn vị.

Ngoài những vườn rau tập trung, các chiến sĩ trên đảo còn tận dụng nhiều khoảng trống khác để trồng rau trong những khay nhựa, thùng xốp. Khu vực bao quanh những chậu rau này luôn được quây kín bằng các tấm ván gỗ, ni-lon để tránh gió biển.

Trên đảo Song Tử Tây đã có khu vực trồng rau được quây bằng vòm kính, tuy vậy diện tích còn rất nhỏ.

Để có được những luống rau xanh tốt, người lính phải chăm bón rất vất vả

Trong những tháng mùa khô, ngay cả con người cũng phải hạn chế tối đa sử dụng nước ngọt, nên những luống rau cũng "khát" theo. Trong ảnh là một luống rau vừa gieo hạt được phủ một lớp bao sợi để giữ ẩm.

Không những khí hậu khắc nghiệt, đất đai ngoài đảo cũng rất cằn cỗi do chủ yếu là cát và đá san hô.

Tuy vậy bằng mọi cách, những người lính vẫn luôn làm cho rau trở nên xanh tốt, dù họ rất gian khổ.

Hàng tháng trời mới có tàu từ đất liền chở đồ tiếp tế, trong đó có rau xanh ra đảo. Tuy vậy sau 2 ngày trên biển những bó rau cũng đã bắt đầu héo úa, do đó việc tăng gia rau xanh tại chỗ có ý nghĩa rất quan trong để đảm bảo sức khỏe cho những người lính.

Những gốc cà pháo trên đảo Song Tử Tây bắt đầu trổ hoa.

Đảo Trường Sa là nơi có điều kiện tốt nhất về nhiều mặt, do đó những luống rau ở đây cũng "sướng" hơn vì được tưới thường xuyên.

Một góc vườn rau trên đảo Trường Sa.

Sức sống mãnh liệt của cây đu đủ trên đảo Song Tử Tây.

Nếu trồng rau trên đảo nổi khổ 1 thì trên đảo chìm khổ 10. Tại đây phải mang đất từ đất liền ra, và nơi trồng cũng phải che chắn kỹ hơn. Trong khí đó lại thiếu nước nên các loại rau ở đây ít hơn và rất còi cọc.

Trong ảnh là những cây mồng tơi cháy xém lá vì gió biển tại đảo chìm Đá Nam.

Nguồn rau chính của những người lính tại đây vẫn là các loại bí được mang từ đất liền ra.

Bên cạnh đó họ thường xuyên tăng gia bằng các ủ giá đỗ trong những thùng gỗ. Trong khi tại đảo nổi họ sẽ làm bằng cách chôn hạt đậu xanh trong cát ven bờ biển.

Những ngọn giá tươi ngon và đảm bảo không có chất hóa học.

Tại nhà giàn DK1/17, những người lính còn trồng được một bụi mơ lông rất tốt. Đây là gia vị không thể thiếu trong món gỏi cá và những lúc anh em bị "sôi bụng".

* Những bức hình trên được PV Báo Infonet chụp trong tháng 5/2015.

Nguyễn Cường

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !