Vàng SJC vượt xa giá vàng thế giới, có nên đầu tư?

Vàng vẫn xứng đáng là danh mục tài sản đáng để đầu tư vì thanh khoản tốt và ít chịu rủi ro dưới các tác động của chính sách.

Báo Pháp Luật TP.HCM vừa có cuộc trao đổi với chuyên gia vàng Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam - VGB kiêm Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông, về kênh đầu tư kim loại quý.

Ông Hải nhận định vào cuối năm 2022, giá vàng trong nước sẽ khó có cú giảm sốc tương tự ngày 18/7 vừa qua, khi vàng mất đến 5 triệu đồng/lượng trong vài giờ đồng hồ.

Giá vàng không tăng bất chấp lạm phát toàn cầu

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về toàn cảnh giá vàng thế giới nửa đầu năm 2022, đặc biệt khi giá vàng đã lên đỉnh cao nhất mọi thời đại vào cuối tháng 2 nhưng vẫn bị tuột dốc?

Ông Trần Thanh Hải: Vào cuối tháng 2-2022, giá vàng thế giới đã có mức tăng cao nhất trong lịch sử khi tiệm cận mức 2.068 USD/ounce. Tuy nhiên, mức đó chỉ giữ được trong một ngày, sau đó không có đợt bứt phá nào nữa. Trong tháng 3 và tháng 4 có hai đợt vàng tăng giá trên 1.900 USD/ounce, rồi lình xình ở mức 1.700-1.800 USD/ounce.

Đã có hai sự kiện cực kỳ quan trọng làm mồi cho vàng tăng giá. Thứ nhất là lạm phát diễn ra trên toàn cầu, trong đó có Mỹ, Anh và châu Âu đối diện với mức lạm phát cao nhất trong vòng 40 năm qua; thứ hai là căng thẳng địa chính trị nhưng không đủ lực nâng cho giá vàng.

Vàng SJC vượt xa giá vàng thế giới,có nên đầu tư? ảnh 1

Vàng miếng SJC là dạng tài sản tích lũy được nhiều người dân lựa chọn. Ảnh: THÙY LINH

Trong khi đó, vào tháng 8/2020, giá vàng cũng tăng kỷ lục ở mức 2.063 USD/ounce và giữ nguyên trong ba ngày. Điều này cho thấy giá vàng gắn chặt với chỉ số đồng USD. Tháng 8/2020 là thời điểm diễn ra cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ. Lúc đó Tổng thống đương nhiệm Trump và ứng cử viên Biden đưa ra hai chính sách tài khóa và tiền tệ gần như trái ngược nhau. Toàn bộ chính trường Mỹ lao vào cuộc đua tổng thống đã làm cho đồng USD bất định về chính sách đã đẩy giá vàng tăng mạnh.

Ngược lại, trong các biến động về lạm phát lẫn sự kiện địa chính trị, Mỹ chỉ dính dáng một phần nên ảnh hưởng của đồng USD lên vàng cũng nhẹ nhàng hơn.

Vì sao lạm phát toàn cầu bùng phát mạnh nhưng giá vàng không tăng nổi?

Ông Trần Thanh Hải: Lạm phát là nguyên nhân làm giá vàng tăng vì lạm phát khiến đồng tiền trở nên mất giá, người dân tìm đến tài sản an toàn là vàng. Lúc đầu người ta vẫn cho rằng lạm phát là tạm thời nên dùng chính sách tài khóa để giải quyết công ăn việc làm, phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, do dứt gãy chuỗi cung, giá năng lượng quá cao đã khiến lạm phát kéo dài và trầm trọng. Do đó, Mỹ và châu Âu tăng mạnh lãi suất. Khi lãi suất tăng sẽ khiến đồng nội tệ, đặc biệt là USD tăng giá trị khiến giá vàng đi xuống.

Kênh đầu tư an toàn cuối năm

Ông đánh giá thế nào về thị trường vàng trong nước với những biến động vừa theo vàng thế giới vừa của riêng nó?

Ông Trần Thanh Hải: Nhìn về giá vàng Việt Nam phải tách ra hai hướng. Chỉ có vàng nhẫn chạy theo biến động giá thế giới còn vàng miếng SJC hiện nay rất khó phân tích.

Vàng SJC vượt xa giá vàng thế giới,có nên đầu tư? ảnh 2

Ngoài vàng miếng thì khách hàng có thể đầu tư vàng nhẫn 9999. Ảnh: M.PHƯƠNG

Chúng ta thấy rằng sau năm 2012, khi Chính phủ ban hành Nghị định 24 thì giá vàng SJC hầu như thoát ly khỏi giá vàng thế giới. Đặc biệt, trong ba năm gần đây, nếu tính từ năm 2019 thì giá vàng SJC trở nên quá chênh lệch so với vàng thế giới. Kỳ họp Quốc hội vừa rồi, nhiều đại biểu đã chất vấn thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về tình trạng chênh lệch giá vàng miếng SJC và thế giới.

NHNN cũng đã lấy ý kiến của một số tổ chức về vấn đề này nhằm sửa Nghị định 24. Mới đây, ngày 28/7, Thủ tướng Chính phủ khi làm việc với các bộ, ban ngành trung ương đã nói thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt đưa ra thông điệp chống đô la hóa, chống vàng hóa.

Như vậy, có thể thấy Nhà nước vẫn sẽ giữ quan điểm vàng miếng SJC là vàng miếng thương hiệu quốc gia, cũng như khả năng cấp hạn ngạch để cho ngân hàng thương mại đem ngoại tệ nhập vàng miếng về không xảy ra. Vàng miếng SJC vẫn tiếp tục chênh lệch so với giá vàng thế giới ở mức cao.

Tôi khó có thể nói giá vàng SJC đi theo hướng nào, trừ khi có ngày biến động cực kỳ lạ như 18/7. Lúc đó, tôi từng lý giải là do có lực bán mạnh từ các ngân hàng thương mại cổ phần hoặc các quỹ đầu tư khi thấy đồng USD chuẩn bị đột biến tăng lên nhiều đã tái cơ cấu danh mục từ giữ vàng sang giữ USD.

Hiện tượng này không xuất phát từ các đơn vị vàng lớn vì trước đó họ vẫn mua vào giá 68 triệu đồng/lượng thì không lý do gì chỉ 24 giờ sau họ giảm giá.

Hiện nay giá vàng SJC rất cao, lượng vàng trong dân còn nhiều, tại sao họ không bán ra để chốt lời khiến nguồn cung vàng thiếu đến mức giá cứ chênh lệch cao như hiện nay?

Ông Trần Thanh Hải: SJC thành lập từ 1988 và sản xuất số lượng trên 25 triệu lượng.

Dù vậy, lượng vàng trong dân cũng không ít. Vàng miếng SJC vẫn là tài sản cất giữ khá hữu hiệu cho cả tổ chức lẫn cá nhân. Có thể lý giải hành động cất giữ vàng của mỗi cá nhân hay tổ chức nhằm phân bổ danh mục đầu tư hợp lý, tương tự hành động một ngân hàng trung ương. Có nghĩa là họ không dùng hết tiền để gửi tiết kiệm hay mua chứng khoán và đất mà phân bổ dòng tiền cho vàng.

Như vậy, lúc này có thể đầu tư vào vàng SJC không, thưa ông?

Ông Trần Thanh Hải: Với thương hiệu doanh nghiệp nhà nước cộng với chi phối thị trường hơn 30 năm qua, vàng SJC trở nên phổ biến. Chính vì điều này cộng với quan hệ cung cầu gần như bị đứt gãy thì vàng SJC đang quá chênh lệch so với vàng thế giới.

Nếu giả sử làm phương tiện cất giữ thì nắm giữ vàng SJC là quá phí phạm. Chúng ta vẫn có thể mua lượng vàng tương đương đúng tỉ trọng bốn số 9. Người có thu nhập vừa phải thay vì mua lượng vàng gần 70 triệu đồng thì hoàn toàn có thể mua vàng nhẫn với giá bám sát thế giới hiện nay, vẫn có ích và có lợi.

Vàng nhẫn cũng dễ dàng đổi thành nữ trang để phục vụ cho đám cưới hay tài sản cất giữ cho con cháu. Nó chỉ hơi bất tiện là những loại vàng nhẫn cất giữ hơi phức tạp (hiện nhiều nhà vàng đã làm vỉ vàng nhẫn thành một lượng) và mua tiệm nào phải bán tiệm đó để có giá tốt nhất.

Ông đánh giá thế nào về việc đầu tư vàng so với bất động sản và chứng khoán?

Ông Trần Thanh Hải: Năm 2021, vàng bị chứng khoán lấn át khi chỉ số chứng khoán tăng 36%, trong khi vàng chỉ tăng 7%-8%. Lợi nhuận của vàng còn quá nhỏ so với bất động sản khi lãi tính bằng 100%.

Dù chứng khoán và bất động sản có tỉ suất lợi nhuận cao nhưng phải thấy rằng biến động của hai khoản đầu tư này cũng rất kinh khủng, cộng thêm yếu tố bất lợi còn phụ thuộc nhiều vào chính sách kinh tế vĩ mô.

Trong khi đó, vàng cũng ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ nhưng mức độ ảnh hưởng không nhiều và trực tiếp như chứng khoán hay địa ốc. Thời điểm hiện nay đến cuối năm, vàng vẫn là kênh đầu tư an toàn.

Xin cảm ơn ông!

Giá vàng trong tương lai ra sao?

Theo ông Trần Thanh Hải, cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ sẽ diễn ra vào đầu tháng 11-2022, cũng là biến số sẽ ảnh hưởng nhất định đến giá vàng.

Còn nhìn về việc Cục Dự dữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất vào tháng 9 có khả năng giá vàng sẽ có biến động nhưng không mạnh. Dưới quan điểm và kinh nghiệm nhìn thị trường của tôi, giá vàng thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố bất định hơn là yếu tố rõ ràng.

Những yếu tố bất định như Fed nâng lãi suất không còn gì là bí mật nữa. Do đó, dù lãi suất tăng nhưng yếu tố điều chỉnh giá vàng giảm nữa cũng đã bớt vì giới đầu tư biết tháng 9 không nâng 0,75% thì cũng nâng 0,5% và họ đã có kịch bản để cơ cấu danh mục đầu tư.

 

Chênh thế giới cả chục triệu đồng, vì sao người Việt vẫn ‘ôm’ nhiều vàng?

Chênh thế giới cả chục triệu đồng, vì sao người Việt vẫn ‘ôm’ nhiều vàng?

Giá vàng trong nước tăng cao, chênh giá thế giới cả chục triệu đồng tuy nhiên nhu cầu mua vàng tại Việt Nam vẫn không giảm, ngược lại ngày càng tăng. Vì sao vậy?

Theo plo.vn

 

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng thế nào để có lợi nhất?

Với người gửi tiền tiết kiệm, một số tiêu chí thường được lựa chọn hàng đầu là ngân hàng uy tín, có lãi suất cao,…

Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/7: Nhóm Big4 giảm mạnh, gửi tiền ở đâu lãi cao?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/7, nhóm 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Big4) đồng loạt giảm mạnh lãi suất. Thị trường vẫn còn một số ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao ở một số kỳ hạn.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/7: 22 ngân hàng đã giảm, gửi tiền ở đâu lời nhất?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/7, thị trường ghi nhận 22 nhà băng giảm lãi suất huy động từ đầu tháng 7. Gửi tiền ở ngân hàng nào lãi tốt nhất?

Ngân hàng đã tích cực giảm lãi, sao lãi suất vẫn chưa về kỳ vọng 8%?

Nhiều ngân hàng khẳng định đã giảm lợi nhuận hàng nghìn tỷ để đưa lãi suất xuống thấp hơn, song doanh nghiệp vẫn phản ánh lãi suất cho vay cao, thực tế có giảm nhưng mức giảm nhỏ giọt, chưa như kỳ vọng.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/7: Lãi suất cao nhất 11% ai mới được hưởng?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/7, một nhà băng đưa ra lãi suất lên đến 11%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 12 và 13 tháng, áp dụng cho tiền gửi mở mới đạt tối thiểu 2.000 tỷ đồng.

Dòng tiền quá khỏe, chứng khoán một tuần bùng nổ

Thị trường chứng khoán có một tuần khởi sắc trong bối cảnh giới đầu tư đón nhận thông tin tích cực từ quốc tế, trong khi dòng tiền trong nước quá khỏe và các chính sách kích thích kinh tế đang được đẩy mạnh.

Phó Thống đốc: Lãi suất sẽ còn giảm tiếp

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, với tác động của độ trễ chính sách, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Hơn 50% vốn sang tay chỉ một phiên và cú 'đổi chủ tỷ đô' đình đám

Chỉ trong một phiên, nửa số cổ phần của ngân hàng/doanh nghiệp được chuyển nhượng. Giao dịch lớn thường đi kèm với biến động cổ đông và ban lãnh đạo cấp cao.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7: Gửi tiền ngân hàng nào lãi trên 8%?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7, thị trường ghi nhận vẫn còn một ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi trên 8%/năm.

FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình báo lãi lớn

Trong quý II, doanh thu Công ty FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình tăng trưởng 21,9%. Doanh thu chuyển đổi số tăng trưởng 40% so với cùng kỳ.