Vạch trần "chiêu" lập lờ, gán ghép trên Biển Đông của Trung Quốc

"Tôi cho rằng mọi hành vi cố ý, tìm cách ghán ghép “biến” các bãi ngầm, các bãi cạn, ám tiêu san hô nằm trong vùng ĐQKT và Thềm lục địa của các quốc gia ven Biển Đông, thậm chí nằm sát ngay bờ biển của các Quốc gia đó, là hoàn toàn sai trái trong việc giải thích và áp dụng Công ước Luật Biển năm 1982", TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ khẳng định.
Vạch trần
Ts Trần Công Trục tại buổi giao lưu với Báo điện tử Infonet. Ảnh Thái Anh

Thưa ông, các nhà giàn DK1 của Việt Nam đã được xây dựng trên các bãi ngầm  nằm trong vùng Đặc quyền kinh tế và trên Thềm lục địa Việt Nam đã tuân theo điều nào của Công ước Luật biển 1982?

Trước hết, chúng ta cần một lần nữa khẳng định rằng, cũng như các khu vực biển khác thế giới,  trong phạm vi vùng Đặc quyền kinh tế (ĐQKT) và trên Thềm lục địa được xác định theo đúng các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 của các quốc gia ven Biển Đông đều có sự hiện diện của  một số bãi ngầm, bãi cạn, ám tiêu san hô… Nhưng, chúng hoàn toàn không phải là “các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành về thực thể một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử” (khoản b, Điều 46, Phần IV, Công ước Luật biển của LHQ năm 1982). Điều này đã được thể hiện trong rất nhiều tài liệu khoa học tự nhiên cũng như xã hội có liên quan đến phạm vi của các quần đảo trong Biển Đông.

Vì vậy, theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982, trong vùng  ĐQKT, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, khai thác và sử dụng: các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở Điều 56 của Công ước Luật biển 1982  hoặc vào các mục đích kinh tế khác… Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đó, kể cả quyền tài phán về luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư.

Theo đó, những nhà giàn DK1 mà Việt Nam xây dựng trên các bãi Phúc Tần,  Phúc Nguyên, Tư Chính, Quế Đường, Vũng Mây, Huyền Trân là hoàn toàn nằm trong vùng Đặc quyền kinh tế và trên Thềm lục địa Việt Nam. Việc làm này hoàn toàn  theo đúng quy định của Công ước Luật Biển 1982.

Vạch trần
Nhà giàn DK1 vẫn vững vàng trên thềm lục địa Việt Nam. (Ảnh Việt Khánh)

Vậy phạm vi và quy chế bảo vệ, quản lý các công trình này như thế nào?

Theo quy định của Công ước, việc xây dựng các đảo nhân tạo và các công trình đó phải được thông báo theo đúng thủ tục, phải có các phương tiện thường trực để báo hiệu sự tồn tại của chúng. Nếu các thiết bị đó đã bỏ hoặc không dùng nữa thì phải thảo dỡ để đảm bảo an toàn hàng hải….

Quốc gia ven biển có thể lập ra xung quanh các công trình đó những khu vực an toàn có phạm vị không vượt quá 500m xung quanh chúng tính từ mỗi điểm của mép ngoài cùng của các công trình đó và đều phải được thông báo theo đúng thủ tục. Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn đó và tuân theo các quy phạm quốc tế liên quan đến hàng hải trong khu vực gần các công trình và các khu vực an toàn đó.

Tuy nhiên không được xây dựng các công trình nhân tạo và lập các khu vực an toàn xung quanh chúng ở nơi có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.

Các công trình nhân tạo này không được hưởng quy chế các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự hiện diện của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định lãnh hải, vùng ĐQKT và Thềm lục địa.

Viêc xây dựng và bảo vệ các công trình nhân tạo trên Thềm lục địa cũng phải tuân thủ các quy định nói  trên, với những sửa đổi cần thiết về chi tiết (mutatis mutandis).

Vậy theo ông, trong khi  xây dựng và quản lý, bảo vệ  những nhà giàn DK1 phục vụ mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học biển, thăm dò khai thác dầu khí... Việt Nam  đã tuân thủ các quy định nói trên như thế nào?

Theo thông tin tôi được biết, hiện nay, Việt Nam đã xây dựng và đang khai thác 15 nhà giàn DK1 trên các bãi cạn nằm trong vùng ĐQKT và Thềm lục địa Việt Nam. Việt Nam đang sử dụng chúng chỉ nhằm vào những mục đích kinh tế, nghiên cứu  khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, thăm dò khai thác tài nguyên dầu khí… theo đúng quy định của Công ước Luật Biển 1982. Việt Nam không cố ý  biến các bãi cạn này thành các đảo nổi và cố tình gán ghép chúng trở thành một bộ phận của quần đảo Trường Sa.

Tôi cho rằng mọi hành vi cố ý, tìm cách ghán ghép “biến” các bãi ngầm, các bãi cạn, ám tiêu san hô nằm trong vùng ĐQKT và Thềm lục địa của các quốc gia ven Biển Đông, thậm chí nằm sát ngay bờ biển của các Quốc gia đó, là hoàn toàn sai trái trong việc giải thích và áp dụng Công ước Luật Biển năm 1982.

Chúng  ta cần phải  phê phán và  bác bỏ những điều sai trái đó bằng mọi phương thức thích hợp, kể cả việc  sử dụng đến các cơ quan tài phán quốc tế theo đúng thủ tục do Công ước quy định. Thiết nghĩ, đó chính là giải pháp có thể hóa giải được những yêu sách vô lý đòi độc chiếm Biển Đông, góp phần khai thông và thúc đẩy quá trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), tạo dựng được “miềm tin chiến lược” của  công đồng khu vực và quốc tế trong tình hình hiên nay.    

Xin cảm ơn ông!

Hồng Chuyên (thực hiện)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !