Uống thuốc nội tiết tố chữa nám, bác sĩ da liễu cảnh báo nguy hiểm chị em cần biết

Khi uống thuốc nội tiết tố hoặc chữa nám theo kiểu truyền miệng chị em dễ bị rối loạn nội tiết, rối loạn sắc tố, sạm da, nám thứ phát, mất sắc tố, bào mòn da...

{keywords}
Một trường hợp bị rối loạn sắc tố da do sử dụng kem trộn làm trắng, chữa nám mặt (ảnh minh hoạ)


Nguyễn Thu Trang (37 tuổi) đến viện vì toàn bộ vùng da trên má bị nám đen. Cô cho biết, lúc trẻ cô cũng có một vài nốt trên má nhưng vài năm gần đây, nhất là từ khi mang thai con thứ hai các nốt tàn nhang trên má ngày càng nhiều.

“Một số nốt tàn nhanh đã lan rộng ra và có xu hướng thành những đốm nám. Tôi rất lo lắng nên dùng mỹ phẩm “đặc trị” mà vẫn chưa cải thiện. Nhiều người có kinh nghiệm cho biết, tôi bị rối loạn nội tiết tố, dẫn đến bị nám da, tàn nhang. Có người mách nên dùng thuốc nội tiết tố (thuốc tránh thai) có thể cải thiện tình trạng nám”, chị Trang cho hay.

Nghe lời, chị cũng mua một vỉ thuốc tránh thai hàng ngày uống thử trong một tháng nhưng những nốt tàn nhang vẫn ngày một dày lên chi chít. Chưa kể việc uống thuốc tránh thai cũng khiến cho kỳ kinh của chị bị rối loạn. Lo sợ chị tìm đến viện để khám.

Mách nhau đắp lá trầu không trị nám, cùng nhau vào viện do biến chứng

Mách nhau đắp lá trầu không trị nám, cùng nhau vào viện do biến chứng

Mặc dù đã liên tiếp có cảnh báo hỏng mặt vì đắp lá trầu không trị nám nhưng tình trạng này vẫn không dứt và ghi nhận ngày càng nhiều bệnh nhân vào viện vì cách làm đẹp này.

Trao đổi với phóng viên Infonet, Đại tá, BSCK II chuyên ngành da liễu Nguyễn Xuân Trừ, cho biết nám da là một bệnh lý tăng sắc tố lành tính có cơ chế bệnh sinh phức tạp. Một trong số đó là sự ảnh hưởng của yếu tố nội tiết. Tuy nhiên, việc uống thuốc nội tiết để điều trị nám lại không được các bác sĩ khuyến cáo.

“Thậm chí trong một vài trường hợp thuốc nội tiết (thuốc tránh thai, các hormone thay thế...) lại là nguyên nhân khiến nám khởi phát hoặc tăng nặng”, bác sĩ Nguyễn Xuân Trừ cho hay.

Đáng ngại hơn, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia từng nhấn mạnh, sử dụng bất cứ thuốc nội tiết nào vào cơ thể bao gồm cả thuốc tránh thai phải tầm soát tất cả ung thư như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,.. Sử dụng bổ sung nội tiết không đúng cách đều tăng khả năng ung thư.

Do đó, các chuyên gia da liễu khuyến cáo, chị em đừng nhầm tưởng là uống nội tiết điều trị nám. Vì điều đó không chính xác, không an toàn. Nếu muốn uống thuốc để điều trị nám thì nên uống các thuốc có thành phần như: vitamin C, Glutathion, vitamin PP, L-cystin,

Lý giải điều này, BSCK II Nguyễn Xuân Trừ cho biết, nám do rất nhiều nguyên nhân, có thể chia làm 2 nhóm nguyên nhân lớn: Nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh.

Nguyên nhân nội sinh bao gồm các yếu tố gia đình, nội tiết (tuổi dậy thì, mang thai và cho con bú, mãn kinh, bệnh lý tuyến giáp, tử cung - buồng trứng...) hay đơn giản là tình trạng lão hoá da theo thời gian và một số nguyên nhân khác.

Nguyên nhân ngoại sinh hàng đầu là do tia UV có trong ánh sáng mặt trời, tiếp đến là do lạm dụng nhiều loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kem lột tẩy, làm trắng, kem chứa corticoid. Ngoài ra môi trường ô nhiễm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng nám da.

“Để điều trị nám an toàn và hiệu quả cần có sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ có chuyên môn. Đồng thời mỗi người phải có một quy trình chăm sóc da cơ bản: làm sạch- dưỡng ẩm- chống nắng, đặc biệt là chống nắng để có thể nâng cao cũng như duy trì tốt kết quả điều trị”, BS Xuân Trừ nhấn mạnh.

Theo ông, việc tự ý điều trị nám da bằng việc uống thuốc nội tiết hoặc bôi đắp rượu thuốc, lá trầu không... theo kiểu truyền miệng không những không có hiệu quả mà thậm chí còn để lại những hậu quả rất nghiêm trọng.

Theo đó, chị em có thể phải đối diện với những hệ quả như rối loạn nội tiết, rối loạn sắc tố, sạm da, nám thứ phát, mất sắc tố, bào mòn da... Đây đều là những mặt bệnh cực kì khó điều trị.

“Ví dụ như việc bôi/ đắp lá trầu không được rất nhiều người truyền tai nhau, thậm chí chia sẻ trên mạng xã hội như facebook, tiktok... là do trong lá trầu không có chứa Hydroquinon - là một hợp chất đã được khoa học chứng minh có tác trong điều trị nám.

Tuy nhiên, hợp chất này phải được bào chế, chiết xuất dưới dạng dược phẩm, mỹ phẩm mới an toàn và có hiệu quả chứ không thể sử dụng được ở dạng “thô” sẽ dẫn đến sạm da, rối loạn sắc tố”, BS Xuân Trừ cho hay.

Vị đại tá bác sĩ cho hay, ông từng gặp vô vàn những trường hợp điều trị nám sai cách. Đó là những trường hợp  dùng acid, xăm màu da lên vùng nám, đốt nám bằng laser CO2, bôi/ đắp rượu thuốc, lá trầu không, bôi kem trộn chất lột tẩy, sử dụng mỹ phẩm chứa thuốc cản quang đường uống hoặc đường bôi...

Những việc làm này đều để lại những hậu quả rất đáng tiếc. Việc điều trị khắc phục hậu quả rất mất thời gian, công sức và tiền bạc, thậm chí không thể trả lại làn da ban đầu.

Đáng lưu ý, trong mùa dịch việc thăm khám bị hạn chế, vì thế nhiều chị em lại tìm kiếm cách chữa nám…Tuy nhiên, với kinh nghiệm bản thân, BS Xuân Trừ cho rằng, việc tham khảo thông tin trên những tạp chí uy tín, những bác sĩ, chuyên gia là rất cần thiết.

Chị em tuyệt đối không áp dụng bất kì một hình thức điều trị nào trên da mặt mình nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Khi có điều kiện chị em hãy tới các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám, soi da và tư vấn đưa ra phác đồ, liệu trình phù hợp nhất với làn da của mình.

Song song với đó nên duy trì thói quen chăm sóc da hàng ngày bao gồm làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng đồng thời kết hợp với lối sống lành mạnh ăn uống và tâp luyện, hạn chế stress và thức khuya.

 N. Huyền 

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Bệnh nhân đau ruột thừa nhập viện, bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng

Một bệnh nhân ở Bình Dương nhập viện được chẩn đoán đau ruột thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lại cắt buồng trứng khiến gia đình bức xúc.

Các món yêu thích của cụ bà 103 tuổi vẫn lái thuyền ra khơi

Suốt 95 năm qua, bà Oliver vẫn dậy sớm ra biển đánh bắt tôm hùm. Bữa ăn yêu thích của bà luôn có món hải sản này kèm theo bánh ngọt, đậu nướng.

Đang làm xét nghiệm, người phụ nữ bất ngờ bị sốc

Đang làm xét nghiệm, người phụ nữ 34 tuổi bất ngờ có biểu hiện sốc, mạch, huyết áp không đo được, phải hồi sức cấp cứu, truyền máu, đẩy ngay lên phòng phẫu thuật.

Cưới nhau 6 tháng không thể 'yêu', cặp vợ chồng trẻ cầu cứu bác sĩ

Cưới nhau được 6 tháng nhưng không thể quan hệ tình dục, cặp vợ chồng ở Thái Nguyên đã tìm tới bác sĩ. Kết quả thăm khám khiến họ bất ngờ.

Sợ vô sinh vì uống thuốc ngừa thai mỗi ngày

Sử dụng thuốc ngừa thai hàng ngày có hiệu quả lên đến 99%. Tuy nhiên, một số chị em lo ngại thuốc có thể ảnh hưởng đế khả năng có con sau này.

Chiếc bánh tẻ suýt đoạt mạng người phụ nữ đi chăm cháu ở viện

Bốn giờ sau khi ăn bánh tẻ con trai mua cho, người phụ nữ rơi vào tình trạng mệt lả, lơ mơ, da tím tái, tụt huyết áp, phải cấp cứu ngay.

Kinh nghiệm bất bại của những người giảm 9kg không vất vả

Quy tắc 80/20, uống nước ép rau xanh vào buổi sáng, ăn thịt gà… là các thói quen không quá khó để áp dụng.

Những món ăn không nên kết hợp với nhau

Bạn không nên ăn cam quýt cùng sữa, thịt nguội với phô mai để tránh gây hại cho sức khỏe.

Mắt biến dạng sau khi làm mẫu cắt mí cho học viên ở spa

Nhận lời làm mẫu miễn phí cho một học viên tại spa cắt mí, cô gái 20 tuổi đã phải đến bệnh viện vì mắt biến dạng, không mở được.

Đang cập nhật dữ liệu !