Uống hạt chia hàng ngày có tốt không, những ai không nên sử dụng?
Những năm gần đây hạt chia được chị em dùng nhiều vì có tác dụng giảm cân, đẹp da. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo nếu lạm dụng sẽ gây nhiều tác dụng phụ.
Ăn socola giảm vòng 2 không ai ngờ tới
Nhiều người vẫn nghĩ ăn nhiều socola khiến bị béo phì nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Giữa socola và chỉ số BMI cơ thể có một mối liên hệ khá thú vị.
Giá trị dinh dưỡng của hạt chia
Hạt chia thuộc loại cây họ bạc hà, tên khoa học là Salvia Hispanica. Hạt chia thông thường có màu đen tuyền hoặc trắng, đem ngâm với nước có thể nở hơn 10 lần trọng lượng lúc khô. Thoạt mới nhìn qua, chia nhìn giống hạt é. Hạt chia cung cấp một lượng chất dinh dưỡng dồi dào, phải kể đến lượng protein 'khủng' nhưng lại rất ít calories.
Cứ một khẩu phần hạt chia (khoảng 28g) chứa: 11g chất xơ, 4g protein, 9g chất béo (trong đó 5g là omega-3)
Canxi: 18% RDA (Recommended Dietary Allowance). Đây là lượng chất dinh dưỡng nhất định mà mỗi người bình thường cần phải dung nạp đủ để tránh những nguy cơ về thiếu hụt chất cho cơ thể.
Mangan: 30% RDA, Magie: 30% RDA, Phốt pho: 27% RDA
Hơn nữa, trong hạt chia còn chứa các loại vitamin B1, B2, B3 và Kali.
Đây có thể nói là lợi ích mà những người đang có nhu cầu giảm cân ưu ái chọn chia cho kế hoạch giảm cân hiệu quả của mình.
Hạt chia tốt nhưng không nên uống quá nhiều. |
Không chỉ đơn giản là pha cùng nước để uống, hạt chia còn có thể chế biến với rất nhiều món ăn khác. Với mỗi bữa sáng, bạn có thể trộn hạt chia cùng sữa chua. Salad hạt chia, trứng chiên cùng hạt chia là những món không thể bỏ qua cho chế độ giảm cân hiệu quả cùng hạt chia.
Mặc áo mưa, quấn màng bọc thực phẩm giảm cân và cái kết không ngờ
Có rất nhiều phương pháp giảm béo được nhiều người truyền tai nhau với “tác dụng giảm béo thần kỳ” hay “giảm béo siêu tốc” như mặc áo mưa chạy bộ, quấn màng bọc thực phẩm vào chỗ cần giảm mỡ...
Những nguy hiểm khi lạm dụng
Theo bác sĩ Huynh Wynn Trần – Tổ chức y khoa VietMD tại Mỹ, hạt chia tốt nhưng nếu lạm dụng sẽ nguy hiểm.
BS Wynn cho biết cách đây không lâu có 1 bệnh nhân đến gặp bác sĩ do tim đập nhanh, hồi hộp hay gọi là rối loạn nhịp tim. Bệnh nhân có bệnh này 1 thời gian, đã đi khám tim nhiều nơi nhưng không ra bệnh.
Khi bác sĩ tìm hiểu kỹ và khai thác tiền sử ăn uống sinh hoạt bệnh nhân mới nói mỗi ngày uống hạt chia 3-4 lần. Khi điện tâm đồ không thấy bất thường nhưng xét nghiệm máu có một chỉ số máu bất thường đó là Kali máu tăng rất cao. Vì vậy, bác sĩ nghi ngờ uống hạt chia quá nhiều làm tăng Kali trong máu.
Một số trường hợp khi uống hạt chia quá nhiều thì hay xảy ra các tình trạng như đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu,…. Các trường hợp này là do hạt chia chưa ngậm đủ nước nên khi vào cơ thể sẽ trương ra và gây khó chịu.
Vì vậy, BS Wynn nhấn mạnh khi uống gì, ăn gì cũng chỉ ăn vừa phải. Hạt chia rất dinh dưỡng, chứa nhiều khoáng chất. Có rất nhiều thứ hấp dẫn từ hạt chia nhưng không thể lạm dụng.
Hạt chia không nên uống quá nhiều, chỉ nên uống 1 vài lần trong tháng. Dinh dưỡng rất tốt nhưng bất cứ cái gì cũng có thể ngộ độc. Ngay cả thực phẩm như tôm cua, hải sản ăn nhiều cũng bị bệnh gout, axit uric cao…
BS Wynn cho biết nhiều người quan niệm ăn ngon, ăn các siêu thực phẩm thể hiện đẳng cấp. Tuy nhiên, ở góc độ sức khỏe thì bác sĩ khuyến cáo ăn gì cũng chỉ ăn vừa phải, không ăn thể hiện đẳng cấp, điều kiện kinh tế gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cơ thể.
Mỗi khi ăn uống gì cần nhớ ngày nay ăn gì, ngày mai cơ thể bạn nhận được cái đó. Người dân thường nghe nói cái gì tốt bắt đầu mua về uống thật nhiều vì nghĩ nó bổ nhưng nếu ăn không có kiểm soát thì nhận được tác dụng phụ là chính.
Những người bị đột quỵ, huyết áp thấp, rối loạn tiêu hóa. Người bị dị ứng với bạc hà, hạt vừng, mù tạt, bệnh nhân đã và đang sử dụng chất làm loãng máu thì không nên sử dụng hạt chia.
Nếu uống hạt chia mà không biết lượng kali máu của mình đang cao thì sẽ gây ngộ độc rất nguy hiểm. BS Huynh Wynn cho rằng có thể thay hạt chia bằng quả chuối cũng tốt vì hàm lượng kali trong chuối bằng 1 nửa chia nhưng an toàn hơn sử dụng hạt chia.
Khánh Chi