Hai tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Trần Đình Long 'bỏ túi' hàng chục nghìn tỷ tuần qua

Chỉ riêng ông Phạm Nhật Vượng đã bỏ túi 24.361 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) trong tuần vừa qua sau khi giá cổ phiếu VIC tăng 20,8%.

Sau hai tuần giảm điểm liên tiếp, thị trường đã có sự hồi phục trong tuần qua với thanh khoản gia tăng rõ nét và tiếp tục cao hơn mức trung bình 20 tuần gần nhất.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 14,8 điểm (1,6%) lên 969,33 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 11,4% so với tuần trước đó, lên 58.720 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 24% lên 3.857 triệu cổ phiếu. 

Thị trường hồi phục trong tuần qua khiến cho phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu đều hồi phục. Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu tăng mạnh nhất trong tuần qua với mức tăng 5,7% giá trị vốn hóa. Nguyên nhân chủ yếu cho việc này đến từ việc nhóm ngành con là thép hồi phục mạnh với các đại diện như HPG của Hoà Phát (+22,8%), HSG của Hoa Sen (+11%), NKG của Nam Kim (+7,6%)...

Nhóm tài chính tăng mạnh thứ hai với 4,6% giá trị vốn hóa. Các ngành con trong nhóm này hồi phục khá tốt như nhóm chứng khoán với các cổ phiếu như SSI (+15,2%), HCM (+4,8%), VND (+13,3%), SHS (+9,4%)... Nhóm ngành bất động sản cũng hồi phục tốt với các mã như VHM (+8,7%), VIC (+20,8%), DIG (+2,1%), NLG (+11,1%), KDH (+9,4%)...

Cổ phiếu ngành dược phẩm và y tế tăng mạnh thứ ba với 2,3% giá trị vốn hóa với các đại diện như DHG (+2,2%), IMP (+12,8%)...

VIC, VHM và HPG là 3 mã hỗ trợ tích cực nhất cho VN-Index trong tuần qua, đóng góp lần lượt +10,83; +4,21 và +4,09 điểm. Ở chiều ngược lại, NVL, EIB và SAB là 3 mã có tác động tiêu cực nhất lên chỉ số, lấy đi -6,17; -1,47 và -1,39 điểm.

Đáng chú ý trong phiên cuối tuần, HPG duy trì đà tăng mạnh với mức tăng 5,96%, trở thành cổ phiếu tác động tích cực nhất lên chỉ số VN-Index. Khối lượng giao dịch đối với HPG tăng đột biến với 99,6 triệu cổ phiếu khớp lệnh và cũng là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất về giá trị giao dịch. 

Với những diễn biến giá cổ phiếu nói trên, không ngạc nhiên khi ông Phạm Nhật Vượng và ông Trần Đình Long là những người kiếm được nhiều tiền nhất trong tuần qua. 

Ông Trần Đình Long và ông Phạm Nhật Vượng.

Theo thống kê trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, chỉ có 6 người sở hữu lượng tài sản từ cổ phiếu trị giá trên 20 nghìn tỷ đồng. 6 tỷ phú này lần lượt gồm: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng (trên 141 nghìn tỷ đồng), Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh (29.538 tỷ đồng), Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang (29.425 tỷ đồng), Chủ tịch Sunshine Group Đỗ Anh Tuấn (29.425 tỷ đồng), CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo (25.743 tỷ đồng), và Chủ tịch Hoà Phát Group Trần Đình Long (22.900 tỷ đồng).

Trong đó, chỉ riêng ông Phạm Nhật Vượng đã bỏ túi 24.361 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) trong tuần vừa qua sau khi giá cổ phiếu VIC tăng 20,8%.

Ông Hồ Hùng Anh có thêm 2.613 tỷ đồng từ việc giá cổ phiếu MSN tăng 10%. Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Quang cũng tích luỹ thêm 2.600 tỷ đồng.

Xét về giá trị tài sản, ông chủ của Masan đang có giá trị tài sản bằng đúng con số mà ông Đỗ Anh Tuấn đang sở hữu (29.425 tỷ đồng). Tuy nhiên, Chủ tịch Sunshine Group Đỗ Anh Tuấn kiếm được ít nhất trong nhóm “big six” khi tài sản chỉ tăng thêm vỏn vẹn 6,5 tỷ đồng trong tuần qua. 

Với nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, việc cả hai mã cổ phiếu HDB và VJC cùng tăng giá đã giúp bà Thảo có thêm 216 tỷ đồng, nâng giá trị tài sản lên 24.600 tỷ đồng.

Sau nhiều tuần cổ phiếu bị thị trường “vùi dập”, HPG bỗng thành “ngôi sao” trong tuần vừa qua với vai trò dẫn dắt thị trường cùng với VIC. Việc giá cổ phiếu tăng cả tuần lên mức 15.100 đồng/cp (tăng 22,76%) đã giúp ông Trần Đình Long có thêm 4.245 tỷ đồng, nâng tổng giá trị tài sản của “vua thép” lên 22.900 tỷ đồng.

Hiện ông Long đang đứng thứ 6 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán, bỏ xa người đứng ở vị trí thứ 7 (bà Phạm Thu Hương) một khoảng cách lên đến 10 nghìn tỷ đồng.

Hiền Anh

TP.HCM lo doanh nghiệp trục lợi khi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Theo dự thảo nghị quyết thí điểm phát triển nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ được dành một phần diện tích tại dự án để bán thương mại, hạch toán riêng và hưởng toàn bộ lợi nhuận. Tuy vậy, UBND TP.HCM lo ngại doanh nghiệp sẽ trục lợi.

‘Teo tóp’ nguồn cung, người thu nhập thấp khó mua nhà ở xã hội

Là loại hình nhà ở đáp ứng nhu cầu thực của phần lớn người dân tại các đô thị, nhưng những năm qua, nhà ở xã hội vẫn luôn rơi vào tình trạng cung không đủ cầu.

Xây dựng, đất đai, hải quan, thuế bị doanh nghiệp 'chê' nhiều nhất

Lĩnh vực đất đai và xây dựng bị 14% doanh nghiệp đánh giá kém, 43% doanh nghiệp đánh giá trung bình; thuế và hải quan có 10% doanh nghiệp đánh giá kém, 30% đánh giá trung bình.

"Bơm" mạnh 34% lượng xe mới cho thị trường ô tô trong nước

Trong tháng 3, cả lượng xe ô tô mới được sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu đều tăng mạnh, đưa nguồn cung ô tô mới trở nên dồi dào hơn trong thời gian tới.

Nguyên Cục trưởng Phòng Vệ Thương mại làm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ông Lê Triệu Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại của Bộ Công Thương được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Dự án chậm tiến độ, khách đòi đất, doanh nghiệp nói 'không còn liên quan'

Mặc dù đã ký kết hợp đồng để quý II/2020 nhận quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Hải An, nhưng đến nay khách hàng vẫn mòn mỏi chờ đợi, trong khi lãnh đạo mới của doanh nghiệp lại nói không còn liên quan.

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam sẵn sàng trở lại trong bối cảnh mới

Sau khi trải qua những tháng đầu năm đầy ảm đạm với sự sụt giảm đơn hàng từ nước ngoài, ngành dệt may Việt Nam đang rục rịch trở lại đường đua quốc tế trong một bối cảnh mới ổn định hơn.

4 ngân hàng yếu kém sẽ phải bắt buộc chuyển giao về 4 ngân hàng TMCP

4 ngân hàng thương mại cổ phần sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó, có 2 ngân hàng nhận chuyển giao có đề xuất được nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại lên 49%.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đẩy mạnh bán cà phê tại khu nhà giàu Gangnam của Hàn Quốc

Tập đoàn Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ hôm 28/3 đã chính thức mở văn phòng đại diện tại Gangnam, Seoul, Hàn Quốc để đẩy mạnh bán cà phê G7.

3 tháng đón 2,7 triệu khách quốc tế, Việt Nam dư sức đạt mục tiêu cả năm

Theo Tổng cục Thống kê, quý I năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn gần 2,7 triệu lượt, bằng 30% mục tiêu đề ra cho cả năm. Ngành du lịch tự tin đạt và vượt con số 8 triệu khách.