Tuyên Quang chú trọng giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh

Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang rất chú trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo trong trường học nhằm khơi gợi lòng yêu nước của học sinh.

Có một thực tế hiện nay là, khi hỏi các bạn trẻ về biển, đảo của nước ta, đặc biệt là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, ai cũng có thể trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc".

Thế nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao, thì không phải ai cũng trả lời được. Nhìn chung, kiến thức về biển, đảo của phần lớn các em học sinh, sinh viên hiện nay còn rất yếu.

Để thế hệ trẻ hiểu được chủ quyền biển, đảo của nước ta, không có cách nào tốt hơn là đưa chương trình biển, đảo vào giáo dục ở các cấp học. 

Tuyên Quang chú trọng giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh (ảnh minh họa)

Nhận thức được điều này, tỉnh Tuyên Quang rất chú trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo trong trường học nhằm khơi gợi lòng yêu nước của học sinh, giúp các em nhận thức đúng về vai trò của biển đảo, chủ quyền Tổ quốc. 

Hiện tại, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã  đã đưa nội dung biển, đảo vào tuyên truyền cho học sinh với nhiều hình thức phong phú.  Chia sẻ về việc giáo dục tình yêu biển đảo với học sinh, thầy giáo Nguyễn Viết Bắc, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (TP. Tuyên Quang) cho hay: “Biên giới, biển, đảo là một phần lãnh thổ trọng yếu của đất nước. Việc tuyên truyền, giáo dục tình yêu quê hương, tình yêu biển, đảo cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là việc làm rất quan trọng.

Để học sinh lĩnh hội được điều đó thì đòi hỏi người giáo viên phải tạo sự hứng thú trong học tập, thu hút học sinh tham gia tìm hiểu để hun đúc tình yêu biển đảo quê hương cho các em.

Thời gian  qua, nhà trường  đã tổ chức các buổi giao lưu cũng như trò chuyện chuyên đề về biển đảo; tổ chức cuộc thi báo ảnh về chủ để biển đảo quê hương; tổ chức cho học sinh tham quan triển lãm ảnh “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” tại Bảo tàng tỉnh; thi tìm hiểu kiến thức về Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Luật Biển Việt Nam, Công ước Liên hiệp quốc về Luật  Biển; chỉ đạo giáo viên bộ môn đưa những thông tin về biển đảo vào các giờ học môn Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân. 

Công tác tuyên truyền, giáo dục tình yêu biển đảo quê hương cho học sinh, sinh viên luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm”.

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang cũng triển khai nhiều hoạt động nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong các nhà trường như vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam; tình hình an ninh chính trị trên các vùng biển, đảo; kết quả đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta nói chung và lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng đến các cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành GD&ĐT.

 Đồng thời tổ chức sáng tác, viết thư biểu lộ tình cảm đối với biển, đảo quê hương và những người làm công tác trên biển, nhất là hình ảnh chiến sỹ hải quân; thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục tuyên truyền về biển, đảo vào chương trình giáo dục các cấp học.

Bên cạnh đó, một số trường đã có nhiều hình thức tuyên truyền sáng tạo như: Xây dựng mô hình bản đồ Việt Nam và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong sân trường; tổ chức chương trình “Hướng về biển, đảo”; học sinh xếp hình bản đồ Việt Nam và các quần đảo…

Em Hoàng Đan Linh (học sinh trường THCS Hồng Thái – Tuyên Quang) cho hay: “Trong ấn tượng của em, hình ảnh chú bộ đội Hải quân luôn dũng cảm, cầm chắc tay súng canh giữ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Vì vậy, trong cuộc thi vẽ với chủ đề “Em yêu biển, đảo quê em”, em đã vẽ rất nhiều bức tranh về hình ảnh biển, đảo, quê hương và Tổ quốc. Sau này lớn lên, em nhất định sẽ góp sức giữ vững chủ quyền biển đảo của Việt Nam”.

Có thể thấy, giáo dục về biển, đảo cho học sinh, sinh viên là việc làm cần thiết và chúng ta cần tiến hành theo những lộ trình nhất định, qua từng cấp học cần tăng dần khối lượng kiến thức.

Cụ thể, đối với bậc học mầm non và tiểu học, trung học cơ sở có thể duy trì cách thức tuyên truyền giáo dục như lồng ghép nội dung về biển, đảo thông qua hình thức kể chuyện lịch sử, vẽ tranh, dã ngoại hay xem phim ảnh…

Học sinh cấp THPT trở lên, ngoài việc cung cấp căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền biển, đảo, phải mở rộng, gợi mở những giá trị to lớn của biển, đảo; những hành động, biện pháp khai thác tiềm năng, thế mạnh và nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo một cách hiệu quả.

Ở bậc đại học và cao hơn, việc giáo dục này càng trở nên quan trọng và có tính chuyên sâu, chuyên ngành hơn, nhất là đối với những sinh viên sư phạm, bởi sau này họ sẽ trở thành các thầy giáo, cô giáo truyền dạy kiến thức cho nhiều thế hệ học sinh khác.

Hoàng Thanh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !