Từ start-up triệu đô, vì sao WeFit phải đường cùng tuyên bố phá sản?

Đầu năm 2019, WeFit thông báo gọi vốn được một triệu USD, song mới chưa đầy nửa năm 2020, start-up này đã tuyên bố phá sản.

Vào 8h sáng 11/5, WeFit, start-up được coi là "Uber trong lĩnh vực phòng tập", đã tuyên bố dừng hoạt động tất cả các sản phẩm của mình, bao gồm: WeFit, WeFit Point, WeFit Pago hay WeJoy.

"Khó khăn về tình hình kinh doanh và tài chính không lường trước được do tình hình dịch bệnh COVID-19, vốn hoạt động của chúng tôi đã cạn kiệt hoàn toàn", chia sẻ được CEO của Onaclover - công ty chủ quản hệ thống WeFit - gửi đến các đối tác và khách hàng của mình ngày hôm qua.

Hiện công ty này đang nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội. Để giải quyết các vấn đề phát sinh đối với những khách hàng vẫn còn quyền lợi sau ngày 10/5, WeFit cho biết đang làm việc với các bên thứ 3 nhằm chuyển đổi quyền lợi cho khách hàng hoặc tìm ra giải pháp thỏa thuận tốt nhất.

Từ start-up triệu đô, vì sao WeFit phải đường cùng tuyên bố phá sản? - Ảnh 2.

Các chuyên gia đánh giá, sẽ thật khó để một hệ thống "Buffet cao cấp" lại mở cửa không giới hạn như WeFit có thể sinh lời.

Nhận định về mô hình của WeFit, các chuyên gia đánh giá, sẽ thật khó để một hệ thống "Buffet cao cấp" lại mở cửa không giới hạn có thể sinh lời. CEO Nguyễn Hải Đăng từng chia sẻ nhiều người dùng chung 1 tài khoản, có những tài khoản tập đến hơn 100 lần mỗi tháng - đỉnh điểm là 202 lần/tháng. Con số chắc chắn sẽ gây sốc cho bất kỳ ai.

"Trong một tình huống đo lường là 1 khách hàng có thể tập đến 200 lượt 1 tháng, đó là yếu tố rủi ro của quản trị về mặt công nghệ cũng như là quản trị về mặt kinh doanh. Để giải quyết vấn đề này, thường các hãng công nghệ phải có giải pháp về mặt công nghệ để giải quyết vấn đề đấy, không cho khách hàng sử dụng nhiều lượt như vậy. Nó sẽ khoá hay cảnh báo về mặt kinh doanh", ông Phan Anh - chuyên gia Thương mại Điện tử & Kinh tế tại ĐH Thương Mại bình luận.

Trên thực tế, khủng hoảng của WeFit không phải mới bắt đầu. Từ cuối 2019, nhiều bất cập trong quản lý dòng tiền, mất kiểm soát trong quản lý hệ thống khách hàng và đối tác đã dần xuất hiện dẫn đến nhà sáng lập, cựu CEO Nguyễn Khôi - gương mặt Forbes Under 30 - phải rời ghế.

Từ start-up triệu đô, vì sao WeFit phải đường cùng tuyên bố phá sản? - Ảnh 2.

WeFit được cho là gặp vế đề về dòng tiền

Theo ông Hà Anh Tuấn, CEO của Vinalink, mô hình này có 1 rủi ro liên quan đến dòng tiền và thứ 2 là chi phí để hút người dùng dành start-up rất là cao. Khi có vấn đề về dòng tiền thì WeFit xoay không kịp, dẫn đến tiền nợ quá nhiều, các điểm tập quay lưng lại với WeFit, mặc dù người dùng thì vẫn tốt.

Cuộc sàng lọc tự nhiên của COVID-19

Theo kế hoạch đầu tháng 4/2020, WeFit sẽ chuyển đổi mô hình, thế nhưng dịch COVID-19 đã không cho họ cơ hội làm điều đó.

Từ start-up triệu đô, vì sao WeFit phải đường cùng tuyên bố phá sản? - Ảnh 3.

Đại dịch COVID-19 được xem là một trong những lý do khiến WeFit phá sản

Chưa hoàn hảo, còn có lỗ hổng trong mô hình kinh doanh có lẽ là chuyện thường với các start-up. Việc Wefit nộp đơn xin được phá sản cũng là chuyện thường thấy trong giới khởi nghiệp trên thế giới. Nhưng cũng từ đó để thấy rằng, COVID-19 sẽ là một cuộc sàng lọc tự nhiên đầy khắc nghiệt. Trong nguy có thể có cơ nhưng cơ hội đó cũng sẽ chỉ dành cho những ai có sự chuẩn bị thực sự kỹ càng.

WeFit được thành lập từ năm 2016 và tới năm 2019 đổi tên thành WeWow, là ứng dụng di động cung cấp cho người dùng các gói dịch vụ tập luyện và chăm sóc sắc đẹp. Đầu năm 2018, nhà sáng lập của WeFit là Nguyễn Khôi được Forbes lựa chọn vào danh sách "30 Under 30".

Đầu năm 2019, WeFit thông báo gọi vốn được một triệu USD trong vòng đầu tư pre-series A tiếp theo từ CyberAgent Capital và một số quỹ đầu tư thiên thần khác.

Đôi nét về ông chủ dự án Hàng không Cánh Diều

Đôi nét về ông chủ dự án Hàng không Cánh Diều

CTCP Hàng không Thiên Minh do ông Trần Trọng Kiên - Chủ tịch HĐQT Thiên Minh Group (TMG)- thành lập tháng 6/2019. Các cổ đông của TMG cũng nắm giữ 89% cổ phần tại Hàng không Hải Âu. đơn vụ chuyên cung cấp dịch vụ thủy phi cơ bay trên Vịnh Hạ Long.

Theo vtv.vn

Vinamilk vững vị thế trong các BXH doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Năm 2023 đánh dấu cột mốc 20 năm Vinamilk cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất, kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.

VietinBank đón tân sinh viên với chiến dịch Pack2School

Từ ngày 25/8/2023, chiến dịch “Pack2School: Chọn hành trang, sẵn sàng tựu trường” của VietinBank đã lan tỏa khắp các trường học, mang tới nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các bạn HSSV.

Những giải pháp quản trị tài chính dễ dàng cho doanh nghiệp

Kể từ ngày 1/9/2023, VietinBank triển khai Chương trình “Trải nghiệm tiện ích - Yêu thích dài lâu” cùng các ưu đãi hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu ‘xanh’

Để không bị loại khỏi “cuộc chơi” bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy, cách làm, quan tâm hơn tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường

Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa bền vững nhất toàn cầu

Brand Finance vừa công bố Vinamilk đứng thứ 5 trong Top 10 “Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu 2023”. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk đạt cao nhất trong bảng xếp hạng.

Bí quyết giúp Vinamilk duy trì sức hấp dẫn trên thị trường tuyển dụng

Nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023. Điều gì giúp doanh nghiệp 47 năm tuổi duy trì sức hút với người lao động qua nhiều thế hệ, đặc biệt là Gen Z?

Agribank dành gần 2 tỷ đồng tặng tân sinh viên 2023

Agribank triển khai chương trình khuyến mại “Agribank đồng hành cùng tân sinh viên năm 2023” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 1,833 tỷ đồng.

Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng triển khai đồng bộ nhiều chương trình tín dụng ưu đãi.

Agribank duy trì vị trí Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Agribank đứng vị trí thứ 6 trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023, theo Brand Finance.

Agribank dành 10.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhằm tiếp tục đồng hành và phát triển cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng SME với lãi suất hấp dẫn.