Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.

Sầu riêng, loại trái cây đang gây sốt ở châu Á khi Trung Quốc chi tới 6,7 tỷ USD một năm để nhập khẩu; còn ở Việt Nam và Thái Lan, nhờ loại “vua trái cây” này mà nông dân đổi đời, nhiều người trở thành tỷ phú.

Thế nhưng, một trái sầu riêng, phần ăn được (cơm sầu) chỉ chiếm 30-35% trọng lượng quả, còn 65-70% là vỏ và hạt đang bị vứt bỏ.

Ông Sakda Sinives, chuyên gia người Thái Lan, cho hay, chất thải hữu cơ từ vỏ sầu riêng sẽ phát thải khí nhà kính. Ông dẫn chứng, quá trình phân hủy kỵ khí chất thải hữu cơ tại các bãi chôn lấp sẽ sinh ra lượng khí mê-tan (CH4) lớn; quá trình phân huỷ hiếu khí sinh ra carbon dioxide (CO2); ngoài ra còn sinh ra lượng nitơ oxit (N2O) từ quá trình phân hủy nitơ trong chất thải là vỏ sầu riêng.

Bên cạnh đó, quá trình phân hủy rác thải hữu cơ là vỏ sầu riêng còn sinh ra mùi hôi, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới môi trường sống.

Không đưa ra con số cụ thể về lượng phát thải khí nhà kính từ vỏ sầu riêng trong quá trình phân huỷ, song ông Sakda Sinives cho rằng đây là vấn đề Trung Quốc phải đương đầu và đang tìm cách xử lý.

sau rieng 1856.jpg
Sau khi sử dụng phần cơm, một khối lượng lớn vỏ sầu riêng được thải ra môi trường. Ảnh: Nguyễn Huế

Ở Việt Nam, diện tích trồng sầu riêng đang tăng chóng mặt, lên tới 151.000ha. Hiện nay, khoảng 60% diện tích sầu cho thu trái nhưng sản lượng đã lên tới 1,5 triệu tấn. Ngoài lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, đa phần sầu riêng được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Tức, ở nước ta cũng có một lượng vỏ sầu riêng khổng lồ thải ra môi trường mỗi năm.

Để không gây ô nhiễm môi trường, một số nghiên cứu cho thấy vỏ sầu riêng có thể làm than sinh học. 

Theo các nghiên cứu, than sinh học (biochar) là sản phẩm của quá trình nhiệt phân yếm khí các vật liệu hữu cơ, có tiềm năng đối với việc cải thiện tính chất của đất bằng cách tăng khả năng giữ ẩm của đất, tăng khả năng trao đổi cation, tăng lượng carbon hữu cơ; đồng thời giảm khả năng rửa trôi chất dinh dưỡng hoặc trung hòa độ chua của đất, từ đó tăng năng suất cây trồng. 

Than sinh học cũng có khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu hoặc chất thải hữu cơ khỏi dung dịch nước. 

Bên cạnh đó, loại than này còn có hiệu quả trong việc giúp giảm phát thải khí nhà kính, đóng vai trò là bể chứa carbon tự nhiên có khả năng lưu trữ CO2 trong đất. 

Trong nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Đỗ Thị Mỹ Phượng, Phan Thị Thanh Tuyền và Nguyễn Xuân Lộc thuộc Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (Trường Đại học Cần Thơ), vỏ sầu riêng thải ra từ các cơ sở sản xuất thành phẩm ở một số tỉnh ĐBSCL được tận dụng để tạo than sinh học, nhiệt phân ở nhiệt độ 500 độ C trong môi trường khí trơ nitơ.

Theo đó, than sinh học từ vỏ sầu riêng được phân tích các đặc điểm hóa lý, bao gồm độ ẩm, pH, EC, CEC và hàm lượng carbon. 

Nghiên cứu chỉ ra rằng, vỏ sầu riêng có thể được chuyển đổi thành than sinh học và có tiềm năng ứng dụng trong cải thiện môi trường đất có hàm lượng pH thấp hay đất bị bạc màu. Tuy nhiên, than sinh học làm từ vỏ sầu riêng nên được tiến hành ứng dụng thực tế để đánh giá vai trò trong cải tạo môi trường đất.

Cuối năm 2023, trên báo Khánh Hoà cũng thông tin về một doanh nghiệp đã sản xuất thành công than sinh học và giấm gỗ từ vỏ sầu riêng.

Chia sẻ về quá trình biến vỏ sầu riêng thành than sinh học và giấm gỗ, ông Nguyễn Văn Xuân - Giám đốc Công ty Cổ phần Năng lượng Resa - cho biết, trong quá trình nghiên cứu phương pháp xử lý rác thải, ông thấy nông dân thường đổ bỏ vỏ sầu riêng sau khi khai thác cơm sầu. Khi để trong tự nhiên, vỏ sầu riêng chậm phân hủy nên gây ô nhiễm môi trường. 

Từ đó, ông nảy ra ý tưởng xử lý vỏ sầu riêng để chế biến thành than sinh học. Như vậy sẽ tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp này, vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân vừa bảo vệ môi trường.

Ông Xuân chế tạo một thiết bị tạm thời gồm một lò nhiệt phân đựng vỏ sầu riêng tươi (50-100kg) và một lò ngưng tụ hơi. Tất cả năng lượng cung cấp cho các thiết bị đều sử dụng năng lượng mặt trời. 

Sau thời gian thử nghiệm, lò nhiệt phân cho ra nhiều loại sản phẩm. Cụ thể, khi nhiệt độ lò đạt đến 150-190 độ C sẽ tạo ra dung dịch giấm gỗ; sau đó lò tiếp tục gia nhiệt để tạo thành khí cháy và bị đốt hết sẽ thu được than sinh học. Một mẻ nhiệt phân như vậy có thể thu được 25 lít giấm gỗ và 15-20kg than sinh học. 

Ông Nguyễn Văn Xuân cho biết, giấm gỗ có nhiều công dụng như khử mùi chuồng trại chăn nuôi, làm thuốc bảo vệ thực vật, diệt côn trùng... Trên thị trường, 1 lít giấm gỗ có giá 100.000-150.000 đồng. 

Với than sinh học, ngoài tác dụng như một loại phân bón cải tạo đất, nếu được nghiền ra pha trộn với phụ gia, ép thành viên, phơi khô có thể tạo thành than không khói, giàu năng lượng và không gây ô nhiễm môi trường. Than sinh học này có giá bán từ 14.000-15.000 đồng/kg.

Ông Xuân cho rằng, quy trình này sẽ góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn và làm sạch môi trường. Do đó, doanh nghiệp của ông sẵn sàng chia sẻ mô hình và hướng dẫn quy trình sản xuất cho người dân quan tâm đến việc chế tạo than sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp, trong đó có vỏ sầu riêng.

Cô gái Cần Thơ thu bộn tiền nhờ nghề độc lạ

Nhờ tạo ra những con vật, đồ vật siêu đáng yêu bằng len, cô gái ở Cần Thơ thu bộn tiền và tạo ra công ăn việc làm cho nhiều sinh viên.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Nở rộ phòng cho thuê cả chục người ở chung, cách nhau tấm rèm ở Hà Nội

Nhiều người hiện có xu hướng chuyển sang phòng ở ghép, thay vì thuê phòng trọ. Mô hình kiểu "ký túc xá", hay còn gọi là dormstay, giúp người thuê tiết kiệm chi phí, chỉ hết khoảng 1-1,3 triệu đồng/người/tháng.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.

Có gì bên trong tòa tháp ‘hot’ nhất Sun Symphony Residence Đà Nẵng?

Được ví như khán đài thưởng thức pháo hoa hạng nhất soi bóng sông Hàn, tòa S3 thuộc phân khu cao tầng dự án Sun Symphony Residence sẽ định vị phong cách sống thượng lưu mới cho cư dân tinh hoa tại Đà thành.