Từ ca Covid-19 ở Nhật phát hiện ổ dịch ở Hải Dương là điều may
Đến hiện tại, số ca nhiễm liên quan tới hai ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh đã lên tới 100 người và dự báo vẫn còn thêm nhiều ca nữa.
Chuyên gia chỉ cách phân biệt cảm cúm với Covid-19
Covid-19, cảm cúm, viêm mũi họng… đều là các bệnh do virus gây ra, vì vậy nhiều người có thể nhầm lẫn các dấu hiệu của bệnh.
May phát hiện sớm
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – chuyên gia truyền nhiễm tại Việt Nam, cho biết với tình hình dịch hiện nay ở Hải Dương con số hàng trăm người mắc không phải là trong một hai ngày mà thực sự chu trình lây nhiễm đã khoảng 4 lần. Với virus chủng biến thể mới từ Anh có tốc độ lây lan rất nhanh vì thế mà thời gian ủ bệnh của bệnh nhân cũng ngắn hơn từ 4 đến 5 ngày so với thời gian trước.
Từ thời gian ủ bệnh này, giới chuyên môn dịch tễ cho rằng virus vào Việt Nam khoảng 14 – 16 ngày và chu kỳ lây khoảng 4 chu kỳ.
Thời điểm phát hiện ổ dịch ở Hải Dương là điều may (Ảnh minh họa). |
Virus có thời gian ủ bệnh ngắn thì sẽ sàng lọc bằng xét nghiệm nhanh hơn chủng cũ từ 10 đến 14 ngày. Với dịch hiện tại, bác sĩ Khanh cho rằng toàn hoàn toàn có thể phòng chống dịch trong 10 ngày. Các lý do có thể phòng chống dịch nhanh hơn này cũng là điều may khi dịch xảy ra ở Việt Nam. Bác sĩ Khanh cho biết dịch bùng phát trong thời gian gần Tết, chưa cận Tết nên việc đi lại, di chuyển vẫn chưa nhiều. Nếu dịch xảy ra vào đúng kỳ Tết nguyên Đán thì thực sự kịch bản không ai có thể lường.
Với tốc độ lây nhanh của chủng mới, thói quen chủ quan của người dân vì tin dịch không ảnh hưởng tới mình sẽ có thể khiến dịch khó kiểm soát hơn. Vì vậy, từ ca Covid-19 được Nhật Bản báo về Việt Nam, bác sĩ Khanh cho rằng chúng ta may mắn nắm được thông tin để tìm ra ổ dịch sớm hơn.
Các bệnh nhân phát hiện hầu như không có triệu chứng. Ngay kể cả trường hợp Covid-19 đã sang Nhật, cô gái này xét nghiệm ở Việt Nam âm tính nhưng sang Nhật dương tính. Bệnh nhân, này cũng chỉ là nạn nhân không phải là ca F0.
Khi ở Việt Nam dù xét nghiệm PCR nhưng vẫn âm tính vì lúc này trong thời gian ủ bệnh. Khi virus có triệu chứng mới xét nghiệm ra nên cô gái dương tính tại Nhật chứ không phải do trình độ xét nghiệm của Việt Nam.
Bác sĩ Khanh cũng lý giải so với dịch lần trước, lần này dịch xảy ra với tốc độ lây lan nhanh nhưng khả năng xét nghiệm của chúng ta đã tốt hơn trước nên việc đẩy mạnh xét nghiệm, mở rộng đối tượng xét nghiệm sẽ giúp khoanh vùng chặn đứng dịch tốt hơn.
Mất dấu F0
Bác sĩ Khanh cho biết giống như vụ dịch ở Đà Nẵng, dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh đều mất dấu F0. Tuy nhiên, người dân đừng lo tìm F0 hay tự hỏi ai là F0 mà quan trọng nhất là phòng dịch trong cộng đồng, phòng dịch cá nhân.
Hiện tại, bất cứ ai cũng có thể là người lành mang trùng. Trong số ca mắc chỉ có 2 ca thông báo đến viện khám vì ho, sốt còn tất cả đều không có triệu chứng hoặc giống như cảm cúm thông thường. Vì vậy, bác sĩ Khanh cho rằng mọi người cần cảnh giác và hãy tự bảo vệ mình bằng cách đeo khẩu trang. Khi đeo khẩu trang, dù bạn có là người lành mang trùng cũng không lây cho người khác. Ngoài ra, người ở cạnh bạn nhiễm virus nếu bạn đeo khẩu trang thì cũng không hít phải virus.
Các ca bệnh ghi nhận đều là công nhân, còn trẻ đây cũng là may mắn nếu dịch xảy ra ở bệnh viện hay khu dưỡng lão nào thì sẽ rất vất vả khống chế - BS Khanh nói.
Ngoài ra, có 09 trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 là người TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh liên quan đến ổ dịch tại TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, hiện đang cách ly, điều trị tại cơ sở y tế của tỉnh Hải Dương.
Các đơn vị chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã rà soát được 520 trường hợp F1, 1637 trường hợp F2, 1941 trường hợp F3, 1632 trường hợp F4. Liên quan đến bệnh nhân BN 1553 có 431 trường hợp F1, 518 trường hợp F2, 03 trường hợp F3.
K.Chi