Khả năng còn nhiều ca nhiễm, cố gắng khống chế dịch trong 10 ngày

Với tình hình dịch ở Hải Dương hiện nay, 72 ca dương tính mới là một lần xét nghiệm và có thể còn thêm 1, 2 lần xét nghiệm nữa và trách nhiệm phòng chống dịch ở tất cả mọi người.

Chuyên gia chỉ cách phân biệt cảm cúm với Covid-19

Chuyên gia chỉ cách phân biệt cảm cúm với Covid-19

Covid-19, cảm cúm, viêm mũi họng… đều là các bệnh do virus gây ra, vì vậy nhiều người có thể nhầm lẫn các dấu hiệu của bệnh.

Còn nhiều lần xét nghiệm 

Chiều 28/1, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống Covid-19 quốc gia, cho biết hiện dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh đã được chỉ đạo lập tức khoanh vùng. Những trường hợp F1 được coi như F0, F2 coi như F1. 

Điều Phó Thủ tướng đặt ra là tại sao Sân bay quốc tế Vân Đồ dù an ninh rất tốt, kiểm soát chặt chẽ vẫn nhiễm. Vì thế, Phó Thủ tướng cho rằng chúng ta cần cảnh giác cao độ, nâng mức cảnh giác cao hơn trước đây. 

Thứ 2, tại sao trường hợp ở Chí Linh và Vân Đồn 1 lần xét nghiệm mà lại phát hiện nhiều thế, riêng ở Chí Linh thêm 72 trường hợp, ở Vân Đồn thêm 10 trường hợp nữa. 

Hai lý do chính khiến dịch tăng cao, Phó Thủ tướng Đam cho rằng hiện chúng ta phân tích chủng này là chủng mới lây lan nhanh, theo sơ bộ ban đầu nhận định chúng ta bị lỡ và đến giờ đã trải qua 4 vòng lây nhiễm. 

Hiện Chí Linh đã lấy được 4.000 mẫu. Chúng ta xét nghiệm sớm và lần đầu tiên là 72 ca dương tính. Nhiều khả năng sẽ còn nhiều ca bệnh nhưng ngành y tế đã chỉ đạo lấy mẫu rộng, ví dụ như Quảng Ninh lấy mẫu tới tận F3. 

{keywords}
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tại hội nghị.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tất cả các tỉnh, thành phố phải hết sức cảnh giác không lơ là vì có thể dịch ở Hải Dương sẽ xảy ra ở bất cứ tỉnh nào. Không nên có tâm lý dịch không ở tỉnh mình. 

Đối với các cơ sở y tế, hiện chủng này lây lan nhanh nên các cơ sở y tế phải nâng cao mức cảnh giác vì nếu dịch lây cho bệnh nhân hay đội ngũ nhân viên y tế thì hết sức lo ngại. Các tỉnh cần giữ chặt hệ thống y tế, các bệnh nhân ho, sốt đều phải cách ly, xét nghiệm, có ca trong khu nội trú sẽ xét nghiệm hết bệnh nhân. Tuyệt đối không để dịch xảy ra trong bệnh viện như Đà Nẵng. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị xử phạt không đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Các tỉnh, thành phố, các khu đô thị phải tiến hành kiểm tra việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Nếu chúng ta không nghiêm thì chỉ cần 2,3 tỉnh như Hải Dương thì Bộ Y tế không chi viện được. Dịch đã ở nhãn tiền trước mắt và không nên lơ là. 

Thực tế, dù ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 có nhiều văn bản hướng dẫn từ các trường học, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở lưu trú cần tự kiểm tra cập nhật lên bản đồ Covid-19 nếu khu vực xanh thì được hoạt động nhưng các tỉnh lại làm rất hời hợt. Phó Thủ tướng cho rằng nếu làm không tốt thì sẽ hối hận vì dịch. Dịch xảy ra đất nước sẽ tê liệt, người dân sẽ khổ. 

Thêm 82 ca dương tính Covid-19 ở Hải Dương và Quảng Ninh

Thêm 82 ca dương tính Covid-19 ở Hải Dương và Quảng Ninh

Trưa 28/1, Bộ Y tế thông báo Việt Nam ghi nhận thêm 82 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Quảng Ninh và Hải Dương. 

Nguồn bệnh từ đâu?

Đây là câu hỏi lớn của nhiều người, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng dịch có thể từ 3 nguồn: 

Thứ nhất, có thể dịch đã nằm ở trong cộng đồng. Nếu chúng ta thực hiện đủ biện pháp 5K thì mầm bệnh trong cộng đồng cũng không lo. 

Thứ hai, mầm bệnh từ người nhập cảnh hợp pháp được đưa vào cách ly. Dù các hướng dẫn đã rất cụ thể nhưng chúng ta làm không nghiêm. Ví dụ phải khai báo y tế điện tử bắt buộc để về nước sẽ có thông tin nhưng thực tế về đến sân bay vẫn lộn xộn. Chuyển từ sân bay về khu cách ly như thế nào. 

Bài học đã phải trả giá như ở TP.HCM về nhà phải theo dõi y tế tiếp thì các nơi bàn giao, theo dõi lơ là. Hiện, chúng ta đã quyết định nâng mức cách ly lên 21 ngày thay vì 14 ngày như trước. Đà Nẵng bị như vậy vì 14 ngày không phát hiện ra, còn Hải Dương 10 ngày không phát hiện ra. Từ các địa phương này, không thể để các bài học vô nghĩa. 

Thứ ba, nhập cảnh bất hợp pháp. Việt Nam có biên giới dài, đường thuỷ và đường bộ nên phát động toàn dân ai có người nhà ở nước ngoài phải cam kết người dân về hợp pháp. Phát động người dân thấy trên địa bàn ai từ nước ngoài về phải thông báo. 

Nếu làm tốt được 3 điều trên chắc chắn dịch không bùng phát ở Việt Nam. Còn nếu 3 điều trên không làm được thì mọi biện pháp phòng chống dịch đều thất bại.

Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 đều có sẵn kịch bản về phòng chống dịch nhưng vẫn cần làm từ gốc, từ các địa phương. 

Đánh giá tình hình dịch hiện nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng ở Đà Nẵng mất 23 ngày để khống chế dịch, Hải Dương cố gắng phấn đầu 10 ngày khoanh vùng và dập dịch. 

Khánh Chi

Nữ bệnh nhân Hải Dương có thể mắc biến chủng mới SARS-CoV-2

Nữ bệnh nhân Hải Dương có thể mắc biến chủng mới SARS-CoV-2

Theo thông tin ban đầu, nữ công nhân Việt Nam (32 tuổi, trú tại Hải Dương) ca bệnh số 1552 có thể mắc biến chủng mới SARS-CoV-2 . 

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Bệnh nhân đau ruột thừa nhập viện, bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng

Một bệnh nhân ở Bình Dương nhập viện được chẩn đoán đau ruột thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lại cắt buồng trứng khiến gia đình bức xúc.

Các món yêu thích của cụ bà 103 tuổi vẫn lái thuyền ra khơi

Suốt 95 năm qua, bà Oliver vẫn dậy sớm ra biển đánh bắt tôm hùm. Bữa ăn yêu thích của bà luôn có món hải sản này kèm theo bánh ngọt, đậu nướng.

Hỏng gan, suy thận vì thói quen nhiều người Việt đang mắc phải

Bị đau cột sống thắt lưng, nam bệnh nhân đã đi mua thuốc nam về uống. Kết quả, gan hỏng nặng, suy thận, ông phải đối mặt với nguy cơ lọc máu.

Đang cập nhật dữ liệu !