TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu: 'Yêu' tán xạ điện tử từ buổi 'hẹn' đầu tiên

Niềm đam mê đọc sách từ bé cùng sự ngưỡng mộ dành cho nhà khoa học Marie Curie đã bồi dưỡng và tôi luyện nên một nhà khoa học trẻ,...

 

{keywords}
 
TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu: 'Yêu' tán xạ điện tử từ buổi 'hẹn' đầu tiên - 3

Tiến sĩ Nguyễn Trương Thanh Hiếu - Trưởng Phòng Thí nghiệm Vật lý Ứng dụng, Viện Tiên tiến Khoa học Vật liệu, Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP.HCM) là 1 trong 3 nhà khoa học Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020. Ở tuổi 34, anh dành hết tình yêu của mình cho các loại hạt trong nghiên cứu vật lý nên vẫn còn ‘lẻ bóng’.

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu: 'Yêu' tán xạ điện tử từ buổi 'hẹn' đầu tiên - 4

Có cha làm việc tại Thư viện thành phố Nha Trang nên từ khi còn nhỏ, anh Hiếu đã có cơ hội tiếp cận và đọc nhiều đầu sách khoa học. Từ chỗ đọc vì tò mò, dần dần anh đâm ra say mê và xem sách trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Lớn lên một chút, cậu bé Hiếu biết đến nhà vật lý và hóa học Marie Curie. Ngưỡng mộ, say mê với các công trình nghiên cứu của bà, Hiếu càng có động lực theo đuổi các môn học tự nhiên, đặc biệt là vật lý.

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu: 'Yêu' tán xạ điện tử từ buổi 'hẹn' đầu tiên - 5

Ở độ tuổi 34, anh Hiếu có 16 bài báo quốc tế, trong đó, bài báo về công trình nghiên cứu “Quãng đường tự do trung bình không đàn hồi của điện tử năng lượng thấp trong vật liệu” đã giúp anh trở thành 1 trong 3 nhà khoa học Việt Nam được nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020.

Việc chọn học tại khoa vật lý của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) là bước ngoặt đầu tiên giúp Hiếu theo đuổi ước mơ trở thành một nhà khoa học. Sau học kỳ đầu tiên, Hiếu nhận được học bổng đi du học tại Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật quốc gia Volgograd, Nga.

Tại đây, Hiếu có nhiều cơ hội tiếp cận với bạn bè, thầy cô nước ngoài, điều đó đã giúp anh tích lũy cho mình rất nhiều vốn sống và kiến thức về khoa học. Trong một đề tài nghiên cứu khoa học của mình tại nước Nga, Hiếu được tiếp cận với tán xạ năng lượng đàn hồi, kể từ đó ‘đối tượng này’ đã lọt vào ‘mắt xanh’ và làm anh say mê, gắn bó cho đến bây giờ. Với Hiếu, tán xạ điện tử là một chủ đề rất lớn, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và phát triển bằng lý thuyết lẫn thực nghiệm để xác định đại lượng quan trọng này.

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu: 'Yêu' tán xạ điện tử từ buổi 'hẹn' đầu tiên - 6

Sơ đồ trong một bài nghiên cứu của anh Hiếu.

“Tuy nhiên, các nhà khoa học lúc bấy giờ chỉ tập trung vào vùng năng lượng cao, còn vùng năng lượng thấp ít được ai nghiên cứu, khám phá, vì vậy, tôi muốn tìm hiểu và làm rõ vấn đề này” - Tiến sĩ Hiếu chia sẻ.

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu: 'Yêu' tán xạ điện tử từ buổi 'hẹn' đầu tiên - 7

Sau khi về Việt Nam, anh làm trợ giảng tại trường mình từng theo học năm đầu đại học, sau đó chuyển công tác sang Viện Tiên tiến Khoa học vật liệu, Trường Đại học Tôn Đức Thắng và tiếp tục theo đuổi tán xạ điện tử năng lượng thấp.

Anh Hiếu nhận định, Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển, nhưng về cơ bản, các thiết bị phục vụ trong nghiên cứu vẫn còn hạn chế hơn so với các nước khác trên thế giới. 

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu: 'Yêu' tán xạ điện tử từ buổi 'hẹn' đầu tiên - 8

Anh Hiếu cùng đồng nghiệp chia sẻ về công việc.

“May mắn là tôi nghiên cứu về mặt lý thuyết nên cũng không gặp quá nhiều khó khăn về cơ sở vật chất như nghiên cứu thực nghiệm. Về nguồn tài liệu quốc tế, hơn 10 năm trước thì khá khó khăn, các đồng nghiệp, nhà khoa học trong nước đều phải tự tìm nguồn riêng cho mình. Còn hiện nay đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, các tạp chí cũng có những chính sách cởi mở hơn, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu”, anh nói.

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu: 'Yêu' tán xạ điện tử từ buổi 'hẹn' đầu tiên - 9

Thời còn là sinh viên bên Nga, Hiếu đã gặt hái cho mình nhiều thành tích trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học như: Giải Ba Hội nghị các nhà nghiên cứu trẻ khu vực Volgograd (2008), giải nhất Cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật quốc gia Volgograd (2009), giải nhất (Poster, Vật lý) Hội nghị quốc tế các nhà khoa học trẻ “Lomonosov 2013” (2013).

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu: 'Yêu' tán xạ điện tử từ buổi 'hẹn' đầu tiên - 10

Ở độ tuổi 34, anh có 16 bài báo quốc tế, trong đó, bài báo về công trình nghiên cứu “Quãng đường tự do trung bình không đàn hồi của điện tử năng lượng thấp trong vật liệu” (Low-energy electron inelastic mean free path in materials) đã giúp anh trở thành 1 trong 3 nhà khoa học Việt Nam được nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020. 

Công trình của anh được Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhận xét: “Trong nghiên cứu “Low-energy electron inelastic mean free path in materials” [Applied Physics Letters, 108, p.172901 (2016)], tác giả đã đề xuất một phương pháp tổng quát để xác định quãng đường tự do trung bình của điện tử năng lượng thấp.

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu: 'Yêu' tán xạ điện tử từ buổi 'hẹn' đầu tiên - 11

Theo đó, đại lượng này được xác định trong hệ hình thức điện môi, sử dụng hàm mất năng lượng thu được từ các tính toán nguyên lý đầu. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu khác nhau, từ vật liệu khối có cấu trúc chu kỳ cho đến vật liệu vô định hình (như nước lỏng) và cả vật liệu hai chiều đang rất được quan tâm hiện nay. Tính tổng quát của phương pháp được đề xuất có ý nghĩa rất quan trọng, vì như đã giới thiệu ở trên, các lĩnh vực khác nhau đòi hỏi thông tin về quãng đường tự do trung bình của điện tử năng lượng thấp trong các vật liệu khác nhau...”

Công trình được anh lên ý tưởng từ tháng 9-2015, sau quá trình thử nghiệm, tìm ra kết quả, và viết bản thảo, tháng 3-2016, anh gửi bài viết cho tạp chí Applied Physics Letters. 

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu: 'Yêu' tán xạ điện tử từ buổi 'hẹn' đầu tiên - 12

“Sau nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu mà tôi đã làm, tới công trình này tôi mới giải quyết được một cách rõ ràng nhất, xác định được quãng đường tự do trung bình của điện tử năng lượng thấp. Đây là thành quả mà tôi cảm thấy rất hài lòng. Thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về tán xạ điện tử, nhưng chú trọng vào khía cạnh động lực học điện tử” - anh Hiếu tiết lộ.

Anh Hiếu quan niệm: Trong nghiên cứu khoa học cần cố gắng giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong chuyên ngành thì thành quả mà mình gặt hái được mới có giá trị. 

TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu: 'Yêu' tán xạ điện tử từ buổi 'hẹn' đầu tiên - 13

“Tôi là người đi sau, nhận kiến thức từ những người đi trước, nếu đã nhận thì cũng phải biết cho đi, nên tôi chọn cách cho bằng cách đóng góp, thúc đẩy cho sự phát triển trong chuyên ngành. Rộng hơn nữa là thúc đẩy cho sự phát triển của khoa học công nghệ nói riêng và xã hội nói chung” - anh Hiếu bày tỏ.

Không chỉ kỳ vọng vào những công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo, anh Hiếu còn ấp ủ được xây dựng một lực lượng nghiên cứu kế thừa. Tuy nhiên đây là việc không hề đơn giản, cần phải có thời gian và tìm đúng đối tượng.

Theo khampha

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !