​Trường Sa trong con mắt cán bộ lãnh đạo TP Hà Nội

Từng ba lần đến các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa nhưng mỗi lần đặt chân lên mảnh đất ấy, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đều chung một cảm xúc: cảm phục, biết ơn tổ tiên những người đã dựng xây, bảo vệ bờ cõi, chinh phục biển khơi

Cán bộ, chiến sĩ Đảo Trường Sa lớn tiễn đoàn công tác Thành phố Hà Nội rời đảo

Lan tỏa tình yêu biển đảo

Từng ba lần đến các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa trong quá trình công tác cho đến lần gần nhất vào trung tuần tháng 6 năm nay khi ông tham gia cùng đoàn cán bộ TP Hà Nội ra thăm Trường Sa, nguyên Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết: cảm xúc vẫn vẹn nguyên, mới như vừa hôm qua kết thúc hành trình hơn 1.000 hải lý để gặp các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo.

Ông kể: Ra thăm Trường Sa, mỗi người càng thấy cảm phục, biết ơn tổ tiên của chúng ta, những người đã dựng xây, bảo vệ bờ cõi, chinh phục biển khơi giao lại cho con cháu đời đời một Tổ quốc Việt Nam không chỉ hình chữ S, mà còn cả hai quần đảo lớn và bây giờ chúng ta đang làm chủ một phần rộng lớn của quần đảo Trường Sa.

Ông cũng rất vui mừng trước những đổi thay toàn diện của các đảo, nhất là điều kiện ăn ở, tập luyện, chiến đấu đã bớt gian khổ hơn nhiều so với trước. Sự đổi thay lớn mạnh, toàn diện mọi mặt của từng vị trí đóng quân trên đảo và toàn bộ quần đảo Trường Sa, đã góp phần quan trọng công tác phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân.

“Sau mỗi lần đến Trường Sa, tôi đều cảm nhận, thu hoạch bổ ích cho cá nhân và trong công việc chung, từ đó, cố gắng truyền tải những tình cảm thiêng liêng quý báu của quân dân huyện đảo đến nhiều người”- ông Nghị nói.

Không có may mắn như nguyên Bí thư, trong đoàn đi thăm Trường Sa của Thành phố Hà Nội năm nay, hơn 100 người của thành phố Hà Nội tham gia Đoàn công tác Trường Sa đa số là người đến Trường Sa lần đầu nhưng ai trong lòng cũng đầy vơi cảm xúc.

Các anh Nguyễn Văn Thắng (Bí thư Quận ủy Tây Hồ), Lê Đình Hùng (Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố), Phạm Kim Bình (Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội) và chị  Đỗ Thùy Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty hội tụ nhân tài) chia sẻ: Đến Trường Sa mới thấy được sự bao la của biển cả, sự gian lao vất vả của những chiến sĩ ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương. Những nghị lực vượt qua khó khăn, thời tiết khắc nghiệt để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ là những hình ảnh đẹp để mỗi thành viên trong đoàn, trên cương vị, môi trường công tác của mình sẽ chia sẻ, tạo sự lan tỏa đến nhân dân Thủ đô và cả nước về niềm tin tưởng bộ đội Hải quân sẽ giữ vững biển đảo Tổ quốc.

Sẵn sàng chiến đấu, gắn bó mật thiết với ngư dân

Trong đó, nơi ghi dấu ấn nhất với Đoàn công tác chính là ở các đảo chìm: Len Đao, Đá Lớn, Đá Đông, Đá Tây, Núi Le, Đá Lát. Đây là những đảo có vị trí chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng, nhưng đều nằm trên nền san hô ngập nước, điều kiện ăn ở, sinh hoạt chật chội, nhưng cán bộ chiến sĩ luôn có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Chỉ huy trưởng Đảo Len Đao Lê Bá Quyết cho biết: ngoài hoàn thành công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ trên đảo còn luôn gắn bó mật thiết với ngư dân, tuyên truyền và vận động ngư dân bám biển, giúp đỡ lương thực, khám và cấp thuốc điều trị cho ngư dân.

Đại úy Lưu Ngọc Toản, Chính trị viên đảo Đá Đông A khẳng định: “sự động viên của hậu phương giúp chúng tôi vững tin yên tâm công tác, vượt qua khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. Thiếu tá Nguyễn Văn Ký, đang công tác tại Đảo Đá Đông A, quê ở phường Thạch Bàn, quận Long Biên chia sẻ: “Đã có rất nhiều đoàn ra thăm đảo nhưng khi nghe thông tin có đoàn Hà Nội đến, trong lòng mong chờ từng ngày để gặp. Được trò chuyện với Đoàn công tác, tôi thấy vơi đi nỗi nhớ gia đình, quê hương”.

Trung tá Đỗ Bá Tuyến, Chỉ huy trưởng Đảo Trường Sa cho biết, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân cả nước, cơ sở vật chất trên đảo ngày càng củng cố, nơi ăn ở gọn gàng, đời sống cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, đơn vị luôn phối hợp với UBND thị trấn Trường Sa quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ ngư dân về mọi mặt để ngư dân yên tâm bám biển; tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho thiếu nhi, phụ nữ trên đảo. Đại úy Trần Văn Sang, Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/8 khẳng định: “Đáp lại sự quan tâm của Đảng, nhà nước, quân đội, nhân dân các địa phương, cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn nguyện sẽ mưu trí, dũng cảm, chấp nhận hi sinh, quyết tâm bảo vệ vững chắc nhà giàn với phương châm “còn người, còn nhà giàn”.

Trong khi đó, chia sẻ với đoàn công tác của Thành phố Hà Nội chuẩn đô đốc Hoàng Hồng Hà, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân khẳng định: trong gần 10 năm qua, thành phố đều có đoàn thăm, động viên quân và dân huyện đảo với nhiều tình cảm cả về tinh thần và vật  chất. Theo đó, Hà Nội đóng góp nhiều công trình cho Trường Sa, góp phần để Trường Sa là tiền đồn vững chắc, nơi tiền tiêu của Tổ quốc. 

Huyền Anh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !