Trung Quốc thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không” nhằm mục đích gì?

Trung Quốc vừa công bố phạm vi  vùng  nhận dạng phòng không  trên biển Hoa Đông. Nhật Bản và Mỹ đã lên tiếng phản đối động thái này của Trung Quốc. Vậy Trung Quốc tuyên bố "vùng nhận dạng phòng không" nhằm mục đích gì?

Trung Quốc thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không” nhằm mục đích gì? - ảnh 1

Vùng trời Senkaku/ Điếu Ngư đang căng thẳng vì Trung Quốc tuyên bố "vùng nhận dạng phòng không"

Để có một cái nhìn rõ hơn về mục đích của Trung Quốc, PV Infonet đã có cuộc phỏng vấn TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ về vấn đề này.

Thưa ông, tình hình Hoa Đông đang nóng lên bởi Trung Quốc công bố thiết lập “vùng nhận dạng  phòng không”. Xin ông lý giải vì sao có sự nóng lên của vấn đề này?

Tôi cũng vừa cập nhật thông tin về việc làm này của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc xác định vùng này đến đâu, phạm vi ra sao bản thân tôi chưa có điều kiện cập nhật đầy đủ và chính xác. Tôi nghĩ rằng, nếu  Trung Quốc xác lập vùng này trong phạm vi vùng trời thuộc chủ quyền của họ phù hợp với luật pháp quốc tế thì có lẽ không có gì phải bàn cãi. Một số quốc gia khác cũng đã làm như vây. Bình thường, việc xác lập vùng này cũng phải tuân theo các nguyên tắc nhất định: trước hết nó không thể tách khỏi phạm vi vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia, nghĩa là không tách rời phạm vi không gian nằm trên lãnh thổ đất liền, vùng đảo, nội thủy, lãnh hải thuộc chủ quyền  của quốc gia đó; ngoài phạm vi đó thì phải tuân thủ quy chế pháp lý khác. Như vậy cần phải xem xét các chi tiết của việc xác lập này.

Tuy nhiên, tại sao lại có sự phản ứng quyết liệt của Nhật Bản, kể cả Hàn Quốc nữa, và sự lên tiến mạnh mẽ của Hoa Kỳ? Phải chăng Trung Quốc đã công bố xác lập vùng nhân dạng phòng không này bao phủ lên trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và cả trên vùng biển phụ cận mà quần đảo này đang là đối tượng bị 2 bên Trung- Nhật tranh chấp, có phần lại chồng lấn lên phạm vi nhận dạng phòng không của Hàn Quốc và có lẽ đụng chạm đến quyền “tự do bay” của các phượng tiên bay của các nước liên quan khác theo quy định của Công ước Luật Biển của LHQ năm 1982…?

Gần đây, tình hình Hoa Đông căng thẳng hơn rất nhiều bởi sự cứng rắn của các bên. Nhưng tại sao lại rộ lên mạnh mẽ ở Hoa Đông trong dịp này? Câu hỏi này khiến chúng ta cũng phải suy nghĩ.

Trung Quốc thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không” nhằm mục đích gì? - ảnh 2
"Nhưng tại sao lại rộ lên mạnh mẽ ở Hoa Đông trong dịp này? Câu hỏi này khiến chúng ta cũng phải suy nghĩ."- Ts Trần Công Trục băn khoăn (ảnh Hồng Chuyên)

Trước sự căng thẳng leo thang khi Trung Quốc tuyên bố đặt ra “vùng nhận dạng phòng không”. Ông có nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đạt được mục đích của họ tại Hoa Đông hay không?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải hiểu rằng tình hình tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản vẫn tiếp diễn từ khá lâu, có lúc đã từng diễn ra những xung đột. Còn Nhật Bản có “nhường nhịn” Trung Quốc hay không? Tôi cho là không. Bởi vì lịch sử, vị trí địa chính trị, vị trí địa chiến lược của Nhật Bản sẽ không cho người Nhật chịu bỏ cuộc.

Mặt khác, chúng ta đã biết Nhật Bản có nền Quốc phòng phát triển. Người Nhật lại có tinh thần quật cường, yêu nước. Ý thức dân tộc Nhật không dễ khuất phục.

Đặc biệt, đằng sau Nhật còn có Hoa Kỳ. Nhật Bản và Hoa Kỳ đã có hiệp ước phòng thủ chung. Bằng chứng, ngay khi Trung Quốc tuyên bố vùng xác định phòng không, phía Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối.

Vậy theo ông “vùng nhận dạng phòng không” mà Trung Quốc đặt ra có vi phạm luật pháp quốc tế hay không?

Vùng nhận dạng phòng không như tôi đã nói ở trên, những khoảng không này phải được xác định căn cứ vào lãnh thổ, nội thủy, lãnh hải hoặc quần đảo thuộc nước có chủ quyền. Nếu bất kỳ phương tiện bay nào của các nước đi qua vùng này phải có báo cáo, xin phép nếu không tuân thủ sẽ có “biện pháp phòng ngừa”. Như vậy, không thể có chuyện một nước tuyên bố vùng trời là của mình mà phần lãnh thổ phía dưới là của nước khác được. Hoặc, không có chuyện một nước đòi quyền kiểm soát vùng trời của phần lãnh thổ đang tranh chấp mà được coi là hợp pháp. Việc này là việc làm thách thức những bên liên quan.

Thưa ông, việc Trung Quốc tuyên bố “vùng nhận dạng  phòng không” ở  Hoa Đông có đặt ra kịch bản tương tự với Biển Đông không?

Thực ra, trước đây Trung Quốc đã từng áp dụng những phương thức tương tự ở  Biển Đông thông qua việc đề nghị Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) điều chỉnh phạm vi Vùng thông báo bay (FIR) lấn vào Vùng thông báo bay của Việt Nam (FIR Hồ Chí Minh), phạm vi mà Trung Quốc đề nghị điều chỉnh bao trùm lên khoảng không của quần đảo Hoàng Sa và vùng biển phụ cận. Rõ ràng là Trung Quốc đã có ý định từng bước mở rộng phạm vi vùng này bao trùm vùng trời ở trên  quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Về phía ta đã đấu tranh để bảo vệ thành công “Vùng thông báo  bay” mà Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế đã giao cho chúng ta.

Từ những lý do trên, có thể kết luận: Không thể nói kịch bản tương tự sẽ không xảy ra với Biển Đông được.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Chuyên (thực hiện)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !