Trung Quốc sắp đưa khách du lịch ra Hoàng Sa trái phép bằng máy bay

Giới chức tỉnh đảo Hải Nam, khu vực phía nam Trung Quốc, dự định triển khai các tour du lịch bằng đường hàng không một cách trái phép để đưa du khách ra quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đây là động thái mới nhất trong chuỗi hành động ngang ngược bành trướng và xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua. 

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin theo tài liệu được phái đoàn Quốc hội tỉnh đảo Hải Nam trình bày tại cuộc họp Quốc hội khóa 12 diễn ra ở Bắc Kinh, kế hoạch mở các tour du lịch bằng đường hàng không ra đảo Hoàng Sa sẽ được triển khai ngay trong năm nay. Hiện, giới chức đảo Hải Nam đang chờ các ban ngành chính phủ và quân đội Trung Quốc thông qua bản đề xuất.  

Trung Quốc sắp đưa khách du lịch ra Hoàng Sa trái phép bằng máy bay - ảnh 1

Một tàu du lịch Trung Quốc hoạt động trái phép đưa du khách ra quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Lâu nay, các công ty Trung Quốc vẫn cho tàu thuyền đưa du khách ra các khu vực tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nhưng đây là lần đầu tiên giới chức đảo Hải Nam đề cập tới việc mở tour du lịch bằng đường hàng không ra quần đảo Hoàng Sa. 

Trong khi đó, đảo Hải Nam là trung tâm điều phối hoạt động đưa du khách ra Biển Đông. Giới chức hòn đảo này cũng không giấu giếm tham vọng mở rộng quy mô hoạt động du lịch ra Hoàng Sa. 

Hiện tại, Trung Quốc có 2 chiếc tàu đưa khách du lịch ra Hoàng Sa là tàu Changle Princess có sức chứa 499 người với 82 phòng cùng các tiện nghi khác và tàu Dream of the South China Sea (tạm dịch: Giấc mơ Biển Đông).

Cả hai con tàu trên đã đưa du khách tới nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cụ thể, hồi tuần trước, tàu du lịch Changle Princess đã thực hiện hành trình đầu tiên, khởi hành vào chiều ngày 2/3 từ thành phố Tam Á thuộc tỉnh đảo Hải Nam, phía nam Trung Quốc với 308 du khách trong hành trình kéo dài bốn ngày ba đêm.

Phía Trung Quốc cũng từng hé lộ ý đồ sẽ xây dựng các khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng và các trung tâm mua sắm trên nhóm đảo Lưỡi Liềm.

Theo tài liệu của phía đoàn Quốc hội đảo Hải Nam, số du khách Trung Quốc đặt chân tới đảo Hoàng Sa đã tăng 48,8% trong năm 2016 lên con số 12.038 người. Ngoài ra, hoạt động mở rộng sân bay quốc tế Phượng Hoàng Tam Á cũng đang tiếp tục được triển khai nhằm tăng khả năng kết nối đảo Hải Nam với quần đảo Hoàng Sa.  

Hồi tháng 12/2016, Trung Quốc hàng ngày vẫn thực hiện các chuyến bay dân sự từ thành phố Hải Khẩu, phía bắc đảo Hải Nam tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Những chuyến bay này chủ yếu đưa các quan chức và binh sĩ Trung Quốc tới hoạt động trái phép ở đảo Phú Lâm. 

Minh Thu (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !