Trung Quốc hiện đại hoá hải quân: Thách thức với trật tự Đông Á

Trung Quốc lại không yên tâm với tình thế hiện tại khi việc đảm bảo an toàn cho các tuyến đường vận tải trên biển (SLOC) lại thuộc về hải quân Mỹ. Trung Quốc muốn bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng mang tính sống còn đối với nền kinh tế Trung Quốc, chẳng hạn như các tuyến đường qua Biển Đông và Eo biển Malacca.

Bài "Trung Quốc hiện đại hoá hải quân: Thách thức với trật tự Đông Á"Trích từ bài "Tam giác Trung Quốc-ASEAN-Mỹ tại Biển Đông: Lợi ích, Chính sách và Tương tác" của TS Trần Trường Thuỷ, tiêu đề do Infonet đặt.
Nguồn: Website huyện đảo Hoàng Sa
Đối với Trung Quốc - một cường quốc khu vực đang trên con đường trở thành cường quốc toàn cầu, hiện đang nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại châu Á và cụ thể là Đông Nam Á thì Biển Đông là “sân sau” quan trọng để bảo vệ đại lục trước các cuộc tấn công từ biển.

Nếu như trên đất liền, Trung Quốc chỉ có thể tạo được ảnh hưởng chiến lược đối với 3 quốc gia giáp ranh (Lào, Myanmar và Việt Nam), thì trên biển, mà cụ thể là Biển Đông, Trung Quốc có thể tạo ảnh hưởng đối với tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

Mục tiêu bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc trong “vành đai ổn định chiến lược” trên các khu vực “biển gần” trải dài từ biển Hoàng Hải, Hoa Đông, eo biển Đài Loan tới Biển Đông giải thích vì sao Bắc Kinh coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, phản đối các hoạt động giám sát của Mỹ trong vùng đặc quyền kinh tế và tăng cường năng lực hải quân về “chống tiếp cận/phong tỏa khu vực”.

Ngoài ra, để bảo vệ các lợi ích kinh tế và chính trị đang gia tăng của mình, hải quân Trung Quốc đang chuyển hướng sang các hoạt động viễn dương. Do vậy, Biển Đông giờ trở thành khu vực để Trung Quốc tập dượt và là bàn đạp để vươn ra ngoài.

Trung Quốc hiện đại hoá hải quân: Thách thức với trật tự Đông Á - ảnh 1
Hải quân Trung Quốc

Theo Tướng Daniel Schaeffer, về khía cạnh quân sự, Trung Quốc muốn đặt Biển Đông trong vòng kiểm soát của mình một phần là bởi vùng biển này là quân cờ quan trọng trong tổng thể chiến lược nhằm bao vây và cô lập Đài Loan, buộc Đài Loan phải thống nhất với đại lục trong đại chiến lược trở thành siêu cường của Trung Quốc. Cách tiếp cận mang tính hệ thống của Trung Quốc, kéo dài từ Biển Đông, biển Hoa Đông tới Okinawa (Nhật Bản) cùng với các hoạt động tập trận trên biển tại phía Tây Đài Loan và giám sát xung quanh đảo Guam của Mỹ trên Thái Bình Dương, đã tạo ra một vòng cung xung quanh Đài Loan, ngăn cản mong muốn độc lập của hòn đảo này.[1]

Về phương diện năng lượng, Biển Đông được dự đoán chứa đựng tiềm năng dầu khí rất lớn. Có những con số ước tính khác nhau về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông - thậm chí rất chênh lệch nhau,[2] một phần do tranh chấp nên các nước đã không thể điều tra ra được con số chính xác. Tuy nhiên, nhiều khả năng nguồn năng lượng tại Biển Đông đã bị thổi phồng quá mức. Thậm chí trong trường hợp khai thác có hiệu quả, thì sản lượng sẽ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu rất lớn trong tương lai.

Mặt khác, để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng, Trung Quốc và các quốc gia ASEAN đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng. Hiện Trung Quốc đang tập trung khai thác dầu mỏ, khí đốt tại các khu vực càng gần càng tốt (nhằm hạn chế tối đa chi phí vận chuyển và đảm bảo nguồn cung năng lượng trong bối cảnh bất ổn tại Trung Đông). Vì vậy, Biển Đông trở thành tâm điểm chiến lược an ninh năng lượng của nước này. Việc Trung Quốc thúc đẩy “gác tranh chấp, cùng khai thác” tại Biển Đông là biện pháp cần thiết giúp Bắc Kinh giải quyết vấn đề an ninh năng lượng.

Ngoài ra, vào thời điểm hiện tại, tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc được duy trì và củng cố nhờ tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Sự ổn định của Trung Quốc phụ thuộc vào sự ổn định nguồn cung năng lượng và tự do hàng hải.[3] Tuy nhiên, Trung Quốc lại không yên tâm với tình thế hiện tại khi việc đảm bảo an toàn cho các tuyến đường vận tải trên biển (SLOC) lại thuộc về hải quân Mỹ.

Trung Quốc muốn bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng mang tính sống còn đối với nền kinh tế Trung Quốc, chẳng hạn như các tuyến đường qua Biển Đông và Eo biển Malacca. Nếu các tuyến đường này bị phong tỏa trong một ngày và nguồn cung năng lượng của Trung Quốc bị gián đoạn, nó sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn đối với Trung Quốc.[4] Do đó, Bắc Kinh có mối quan ngại hợp lý khi phát triển các lực lượng hải quân nhằm bảo về các SLOC của mình.

Tuy nhiên, vệc hiện đại hóa hải quân và quân đội của Trung Quốc đang đặt ra những thách thức đối với trật tự Đông Á.

TS. Trần Trường Thủy


Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !