Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan: “Đừng có vội mừng!”

“Trung Quốc không bao giờ từ bỏ âm mưu “thôn tính Biển Đông”. Chúng ta đừng nghe lời họ nói, mà hãy nhìn vào hành động của họ”- Ông Trần Cao Mưu- Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam nói.

Ngay khi có thông tin từ Tân Hoa xã dẫn lời chuyên gia địa chất dầu khí thuộc viện kỹ thuật Trung Quốc cho rằng Trung Quốc cho di chuyển giàn khoan Haiyang Shiyou 981 về khu vực Hải Nam và có xác minh từ Bộ tư lệnh Cảnh sát biển và phóng viên tác nghiệp tại hiện trường về việc có sự dịch chuyển với tốc độ 4,1 hải lý/giờ của giàn khoan Hải Dương 981 về hướng Tây Bắc, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Trần Cao Mưu- Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam về vấn đề này.

Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan: “Đừng có vội mừng!” - ảnh 1

Giàn khoan Hải Dương 981 cái "ung nhọt" 75 ngày qua ở Biển Đông

Thưa ông, từ những thông tin nhận được xung quanh việc Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan và động thái dịch chuyển giàn khoan, ông có đánh giá, nhận xét gì về thông tin này?

Trước hết khẳng định đây là một động thái hết sức đặc biệt, sau thời gian 75 ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục đại của Việt Nam.

Dịp này, Cơn bão số 1 trên Biển Đông đang tràn vào khu vực gần nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981. Đây cũng là đầu mùa bão của năm nay. Rất có thể nhân chuyện này mà Trung Quốc đã rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam để nghỉ ngơi, để đảm bảo an toàn như họ nói. Nhưng cũng có thể đây là sự “rút lui” chiến thuật để làm giảm dư luận của Việt Nam và giảm dư luận của thế giới.

Vì sao tôi nói thế? Vì vừa qua Trung Quốc chịu 2 trận bão khi ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan 981. Trận bão thứ nhất là trận bão “dư luận” của Việt Nam và cộng đồng thế giới. Trung Quốc đã nhận thấy sự sai lầm, làm mất hẳn uy tín trên trường quốc tế, một lần nữa cả thế giới nhìn thấy sự sai trái và ngang ngược của họ. Bên cạnh đó, sự đấu tranh của Việt Nam cũng rất quyết liệt trên mọi mặt trận. Cơn bão thứ 2 từ thiên nhiên, cơn bão số 1 đang chuẩn bị tràn vào Biển Đông.

“Tân Hoa xã dẫn lời ông Khâu Trung Kiến, chuyên gia địa chất dầu khí thuộc viện kỹ thuật Trung Quốc cho rằng sở dĩ Trung Quốc cho rút giàn khoan Haiyang Shiyou 981 ra khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là để bảo vệ an toàn tính mạng cho công nhân Trung Quốc đang làm việc trên giàn khoan, cũng như trang thiết bị của giàn khoan này trong thời điểm mùa bão đang bắt đầu ở Biển Đông”- Theo Báo Tuổi trẻ.

Tuy nhiên, họ rút giàn khoan cũng chưa khiến chúng ta mừng được. Vì thực ra khi giàn khoan di chuyển về hướng Tây Bắc (hướng đảo Hải Nam), cũng không xa xôi gì với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chúng ta chưa thể yên tâm về động thái tiếp theo của Trung Quốc.

Chúng ta càng phải cảnh giác cao độ hơn nữa, không để cho Trung Quốc tiếp tục có những bước đi nguy hiểm như vừa rồi.

Vậy bài học gì từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 và rút giàn khoan về?

Trước hết, với sự hợp tác chặt chẽ giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển và ngư dân. Bài học rút ra, nếu chúng ta có sự hợp đồng tác chiến, phối hợp chặt chẽ, chúng ta có thể phòng, chống được những vấn đề diễn ra trên biển.

Chúng ta cũng phải nhìn nhận vào việc đầu tư trang thiết bị phương tiện tốt nhất để bảo vệ chủ quyền đồng thời đầu tư trang thiết bị an toàn đầy đủ cho ngư dân có thể bám biển lâu dài. Không để vùng biển của ta thiếu vắng sự hiện diện của ngư dân (trừ khi bão lớn).

Thứ 2, phải chuẩn bị lực lượng tương đối tốt cho ngư dân. Ngoài lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển, ngư dân là lực lượng vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình đấu tranh với Trung Quốc trên Biển Đông. Vì họ là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền biển đảo. Việc đầu tư cho ngư dân như trong quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP sắp có hiệu lực sẽ là biện pháp tích cực để giúp ngư dân có được phương tiện bám trụ tốt hơn, lâu dài hơn, an toàn hơn trên biển. Là người dân, là người của Hội nghề cá Việt Nam, tôi mong rằng khi triển khai cần có biện pháp hiệu quả để bà con vừa đảm bảo cuộc sống của mình vừa giữ vững chủ quyền Tổ quốc vừa phát hiện nhanh, vừa ngăn chặn hành động của Trung Quốc khi có những ý đồ tiếp theo.

Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan: “Đừng có vội mừng!” - ảnh 2

Ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam

Phải chăng, theo ý ông, chúng ta chưa thể vội mừng với việc Trung Quốc rút giàn khoan?

Đúng là như vậy. Vì Trung Quốc không bao giờ nhượng bộ, không bao giờ từ bỏ âm mưu “thôn tính Biển Đông”. Chúng ta đừng nghe lời họ nói, mà hãy nhìn vào hành động của họ.

Thực ra, bấy lâu nay, cách làm của họ khác hoàn toàn với lời nói. Sự kiện giàn khoan đã chứng mình rất nhiều điều, tôi cũng không cần phải nói thêm. Ví dụ, Trung Quốc không chỉ đặt giàn khoan, còn chuyển bản đồ 9 đoạn thành 10 đoạn ôm rộng hơn Biển Đông. Biến Biển Đông thành “cái ao nhà” của họ. Trước đó, phá hoại hoạt động thăm do dầu khí hợp pháp của Việt Nam. Vấn đề còn “đáng ngại” hơn họ cho xây dựng, mở rộng các đảo mà họ chiếm đóng bất hợp pháp tại Trường Sa của Việt Nam. Họ muốn biến đảo chìm thành đảo nổi, thành căn cứ quân sự gây uy hiếp chủ quyền Việt Nam... nhằm thực hiện âm mưu sâu xa, lâu dài vẫn là ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG.

Chúng ta đừng có mơ hồ, rằng họ sẽ rút lui, mà họ sẽ còn thực hiện những âm mưu lớn hơn, nguy hiểm hơn... trong nhiều thập kỷ tới.

Thưa ông, có nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc đã tiến 3 bước (xây dựng Gạc- Ma, hạ đặt trái phép giàn khoan 981, và đưa Nam Hải 09 vào Cửa Vịnh Bắc Bộ), cho dù họ có kéo giàn khoan 981 về thì họ vẫn đang thực hiện thủ đoạn tiến 3 bước lùi 1 bước mà họ vẫn làm. Ông nghĩ sao?

Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng, tiếp tục độc chiếm, tiếp tục thực hiện âm mưu bá quyền với chủ quyền mà họ không có. Đó là điều chắc chắn, không cần bàn cãi. Mà chúng ta phải hiểu rằng Trung Quốc không rút hẳn mà lùi một bước để tiến 2, 3 bước.

Chúng ta cũng biết đồng thời với việc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc vẫn “nhăm nhe” đưa thêm giàn khoan ở khu vực cử Vịnh Bắc Bộ.Việc tiếp nữa họ tập trung tàu, tập trung công sức để xây dựng 5 đảo đá mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp từ những năm 1988. Xây dựng sân bay ở Gạc Ma và các đảo khác... tạo ra khu vực quân sự khống chế vùng trời, vùng biển, xâm phạm tự do hàng hải ở khu vực này. Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục thực hiện mặc dù dư luận thế giới lên án.

Việc Trung Quốc lùi một bước không có nghĩa là họ “nhận ra sai”, không có nghĩa là họ từ bỏ tham vọng của mình. Do đó, chúng ta vẫn nên cảnh giác với tất cả những bước đi của Trung Quốc trên Biển Đông.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Chuyên (thực hiện)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !