Sáng nay, 22/8 tại Dinh Thống Nhất (Q.1, TP.HCM), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP.HCM khai mạc Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử”.
Triển lãm sẽ kéo dài từ 22/8 đến 29/8/2013, khách đến tham quan triển lãm tại Dinh Thống Nhất sẽ được miễn phí vé vào cổng.
Gần 200 bản đồ và tư liệu được trưng bày trong triển lãm gồm các nhóm chính: Phiên bản các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ, Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa do Việt Nam, phương Tây, Trung Quốc công bố từ đầu thế kỷ XVI đến nay; 4 cuốn Atlas (tập bản đồ chính thức) do các thể chế ở Trung Quốc xuất bản .
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn phát biểu khai mạc Triển lãm
Ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại lễ khai mạc: “Triển lãm lần này được tổ chức như một cách tri ân đồng bào, đồng chí trong và ngoài nước đã dày công sưu tầm, lưu giữ và truyền tải tới thế hệ hôm nay và mai sau những tư liệu quý giá về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với những bằng chứng quan trọng này sẽ nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam phải luôn biết ơn các thế hệ đồng bào, chiến sĩ đã chịu đựng hi sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Lãnh đạo UBND TP.HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông tham quan triển lãm
Các chiến sĩ hải quân tham dự triển lãm
Bộ tư liệu về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa hết sức phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, trong cuộc triển lãm này, ban tổ chức không thể giới thiệu toàn bộ các tư liệu đã tập hợp được mà chỉ tập trung vào giai đoạn từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX . Đây là thời kỳ Việt Nam khẳng định và thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa một cách trọn vẹn trong hòa bình.
Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.
Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.
Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.
Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.
Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.
Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.
Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.