Trực thăng quân đội Mỹ dùng chiến thuật nào để tấn công xe tăng

Một phi đội gồm 3 đến 4 trực thăng có thể tấn công bất ngờ vào lực lượng xe tăng đối phương ở khoảng cách từ 20km trở lên từ phía sau hoặc ở những góc mà kíp chiến đấu của xe tăng không thể thấy hoặc cảnh giới được.
Trực thăng quân đội Mỹ dùng chiến thuật nào để tấn công xe tăng - ảnh 1

Mô phỏng chiến thuật diệt tăng của trực thăng với sự hỗ trợ của điều hành bay tiền phương (FAC)

Trực thăng quân đội Mỹ dùng chiến thuật nào để tấn công xe tăng - ảnh 1

Mô phỏng chiến thuật diệt tăng của trực thăng với sự hỗ trợ của điều hành bay tiền phương (FAC)

Trực thăng có thể bay tuần tra ở các khu vực như thung lũng, đồng bằng ở nơi các đoàn xe tăng đối phương hành quân. Tuy nhiên, chiến thuật mà trực thăng hay sử dụng là nấp ở phía sau đồi, đợi thông tin từ điều hành bay tiền phương (Forward Air Controller/ FAC), đã thâm nhập vào lãnh thổ đối phương và được bảo vệ bởi các lực lượng đặc biệt như SAS hay Biệt kích.

Trực thăng quân đội Mỹ dùng chiến thuật nào để tấn công xe tăng - ảnh 2

Một chiếc AH-64D Longbow đang bắn tên lửa tấn công mục tiêu

Vị trí mục tiêu được điều hành bay tiền phương chỉ điểm thông qua radio và phi công trực thăng không thể nhìn thấy nó vì họ bay khá sát với sàn của thung lũng, sát đến nỗi mà chiếc trực thăng gần như chạm mặt đất. Và kiểu bay này được gọi là “bay sát đất” (Nap-Of-Earth/NOE). Khi phi công đã bay đến  mục tiêu đã được chỉ thị, họ phải bắn tên lửa và thoát ly thật nhanh khỏi thung lũng để tránh hỏa lực phòng không của địch. 

Nếu trực thăng mang tên lửa chống tăng BGM-71 TOW thì xạ thủ trên trực thăng phải điều khiển tên lửa đến mục tiêu vì đây là loại tên lửa chống tăng dẫn đường bằng radio bán tự động qua đường ngắm thẳng (Radio-Guided SACLOS). 

Tuy nhiên sau này khi AGM-114 Hellfire ra đời thì phi công chỉ cần bắn và thoát ly, tên lửa “bắn và quên” này sẽ tự động đến mục tiêu nhờ bám chùm laser mà điều hành bay tiền tuyến đang chiếu xạ vào mục tiêu. Mỗi chùm laser mang mỗi mã hóa khác nhau, mỗi đầu dò tên lửa được cài đặt mỗi mã tương ứng với mã của các chùm tia laser, nhờ vậy trực thăng có thể bắn nhiều quả tên lửa vào các mục tiêu khác nhau nhờ những mục tiêu ấy được chiếu xạ bằng những chùm tia laser đã mang mã hóa đó. Thông thường điều hành bay tiền phương chỉ mang một chùm tia laser, chiếu xạ vào xe tăng đang dẫn đầu và bắn tên lửa đầu tiên vào chiếc xe tăng ấy, sau khi mục tiêu bị tiêu diệt, họ sẽ chiếu xạ vào chiếc thứ 2 và bắn quả tên lửa thứ 2 vào mục tiêu.

Trực thăng quân đội Mỹ dùng chiến thuật nào để tấn công xe tăng - ảnh 3

Trực thăng AH-64D đang diễn tập với bài bay NOE tiếp cận mục tiêu

Trực thăng quân đội Mỹ dùng chiến thuật nào để tấn công xe tăng - ảnh 4

Giàn phóng tên lửa BGM-71 TOW trên AH-1

Sau khi bắn tên lửa, trực thăng sẽ cơ động rời khỏi chiến trường ở độ cao thấp nhằm tránh radar địch phát hiện. Thông thường các tên lửa dùng để chống trực thăng có đầu dò hồng ngoại hoặc radar thụ động, với đầu dò hồng ngoại, chúng “khóa” các tia hồng ngoại do nhiệt từ động cơ phát ra, còn đầu dò radar thụ động là bám theo tín hiệu do radar hoặc các đài phát radio trên trực thăng. Hoặc điều khiển từ tín hiệu radio của kíp phóng tên lửa. 

Tuy nhiên, trực thăng cũng có cách chống lại các loại vũ khí này. Ở ống xả động cơ được gắn bộ tản nhiệt để giảm nhiệt độ khí thải của động cơ và phân tán bớt hồng ngoại do sức nóng của khí thải gây ra. Không những thế, các bộ phóng mồi bẫy nhiệt bắn ra những quả đạn pháo sáng cực nóng và sáng, nhằm đánh lừa tên lửa mang đầu do hồng ngoại. Còn đối với tên lửa mang đầu dò thụ động thì có hệ thống chiến tranh điện tử, chúng giúp “đánh lừa” bằng tín hiệu giả, và gây nhiễu tín hiệu từ các trạm radio điều khiển hỏa lực dưới mặt đất, và thả các kim loại gây nhiễu tín hiệu radio.

Trực thăng quân đội Mỹ dùng chiến thuật nào để tấn công xe tăng - ảnh 5

Cận cảnh hai thiết bị tản nhiệt để giảm nhiệt độ khí thải của động cơ và phân tán bớt hồng ngoại do sức nóng của khí thải gây ra của AH-64A (ô vuông xanh) và hệ thống gây nhiễu hồng ngoại “Disco Ball”(ô vuông đỏ)

Với một chút may mắn và khả năng bay lượn tốt, một phi đội trực thăng tấn công có thể diệt sạch mục tiêu và quay trở về căn cứ. Thông thường một nhiệm vụ thực hiện trong khỏang 90 phút và phi công chỉ bay 5 phi vụ mỗi ngày, họ yêu cầu một sự tập trung cao độ để giảm thiểu xảy ra bất kỳ sai sót nào trong khi làm nhiệm vụ.

Đỗ Tri Năng

AK-308 'sát thủ mới của Kalashnikov’ với loạt công nghệ siêu hiện đại

Với những nâng cấp công nghệ hiện đại, phiên bản súng trường AK-308 mẫu 2025 hứa hẹn mang lại hiệu suất vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các lực lượng quân sự toàn cầu.

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.