Trữ lượng dầu khí của biển Việt Nam?

Hỏi: “Qua sách vở, cháu được biết tài nguyên của biển Việt Nam rất lớn, đặc biệt là dầu khí. Vậy mong BBT giải thích rõ hơn tiềm năng dầu khí của Việt Nam hiện nay như thế nào?- Độc giả Nguyễn Vân Chi

Trả lời: 

Đối với tiểm năng dầu khí, theo sách "100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam" khẳng định, nước ta có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn và cũng là nơi có triển vọng dầu khí lớn. 

Hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở Việt Nam đã được bắt đầu triển khai ở miền võng Hà Nội và trũng An Châu từ những năm 1960 với sự giúp đỡ của Liên Xô. 

Ở thềm lục địa phía Nam, công việc này được các công ty nước ngoài như Mobil, Pecten… tiến hành từ những năm 1970. Năm 1975, mỏ khí Tiền Hải “C” ( Thái Bình ) được phát hiện và đưa vào khai thác từ năm 1981. 

Dựa trên kết quả nghiên cứu địa chất - địa vật lí đã xác định được 7 bồn trầm tích có triển vọng chứa dầu khí ở thềm lục địa nước ta. Đó là bồn trững song Hồng, bồn trũng Phú Khánh, bồn Cửu Long, bồn Nam Côn Sơn, bồn Mã Lai – Thổ Chu, bồn Tư Chính – Vũng Mây và nhóm bồn Trường Sa – Hoàng Sa. 

Các mỏ dầu khí ở nước ta được phát hiện và khai thác từ lòng đất dưới đáy biển khu vực thềm lục địa phía Nam, nơi có độ sâu 50-200m nước và trong tầng cấu trúc địa chất sẩu trên 1000m đến trên 5000m. 

Một số mỏ ở bồn trũng Cửu Long ( được xem là bồn có chất lượng tốt nhất ) như Bạch Hổ và mỏ Đại Hùng ở bồn trũng Nam Côn Sơn là những mỏ có chứa dầu cả ở đá móng. Mỏ Bạch Hổ cũng được xem là trường hợp ngoại lệ chứa dầu trong đá móng ( chứa khoảng 80% dầu di chuyển từ nơi khác đến trong hệ thống khe nứt đá móng ).

Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin về biển đảo, chủ quyền biển đảo Việt Nam, Báo điện tử Infonet mở mục “Mỗi ngày một câu hỏi về biển đảo”. Chuyên mục sẽ phần nào giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của quý độc giả. Mọi câu hỏi về biển đảo Việt Nam xin gửi về hoidapbiendao@infonet.vn.

Nguồn dầu khí đã thăm dò, khảo sát của Việt Nam có trữ lượng tiềm năng khoảng trên 4 tỷ m3 dầu quy đổi và gần đây mở rộng tìm kiếm đã phát hiện một số mỏ mới. 

Trong 5 năm ( 2006 – 2010 ) có 12 phát hiện dầu khí mới, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 333 triệu tấn quy dầu, riêng năm 2010 có 7 phát hiện dầu khí mới, gia tăng trữ lượng đạt 43 triệu tấn quy dầu.

Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 6 mỏ ở thềm lục địa phía Nam: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc và PM3 ( Bunga Kekwa ). 

Sản lượng dầu thô khai thác ở nước ta tăng hàng năm 30% và ngành dầu khí nước ta đã đạt mốc khai thác tấn dầu thô thứ 1 triệu vào năm 1988, thứ 100 triệu tấn vào ngày 13/2/2001. Ngày 22/10/2010 đã khai thác tấn dầu thô thứ 260 triệu. Năm 1997, khai thác/ thu gom đạt 1 tỷ m3 khí đầu tiên, năm 2003 khai thác/ thu gom m khí thứ 10 tỷ và đến năm 2010 sản lượng khí khai thác/ thu gom cộng dồn đạt 64 tỷ m

Năm 1994, sản lượng khai thác đạt 7 triệu tấn dầu thô và giá trị xuất khẩu khoảng 1 tỷ USD; năm 2001, sản lượng khai thác đạt 17 triệu tấn dầu thô, đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tý USD; thu gom và đưa vào bờ 1,72 tỷ m3 khí đồng hành cung ứng cho các nhà máy điện Phú Mỹ, Bà Rịa và nhà máy chế biến khí Dinh Cố. 

Tổng sản lượng khai thác năm 2003 đạt 17,6 triệu tấn dầu và hơn 3 tỉ m3 khí, năm 2009 đạt 16,3 triệu tấn dầu, 6 tỉ m3 khí, đóng góp GDP xuất khẩu trên 7 tỷ USD. Năm 2010, đưa 3 mỏ dầu khí mới vào khai thác. Tổng sản lượng khai thác quy dầu năm 2010 là 24,34 triệu tấn, khai thác dầu thô đạt 15 triệu tấn, khai thác khí đạt 9,40 tỉ m3

Mức tăng trưởng như vậy đã đưa ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.

Trữ lượng dầu khí của biển Việt Nam? - ảnh 1

Khai thác dầu khí Việt Nam (Ảnh Tập đoàn dầu khí Việt Nam)

Cùng với việc khai thác dầu, hàng năm phải đốt bỏ gần 1 tỷ m3 khí đồng hành, bằng số nhiên liệu cung cấp cho 1 nhà máy điện tuabin khí có công suất 300 mW. 

Để tận dụng nguồn khí này, Chính phủ đã cho xây dựng một Nhà máy điện khí Bà Rịa và đưa vào hoạt động năm 1996. Nhà máy lọc dầu đầu tiên cũng đã được khẩn trương xây dựng và đưa vào hoạt động ở Dung Quất (Quảng Ngãi).

Phương hướng cơ bản sắp tới là đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thềm lục địa và vươn ra xa, đi xuống sâu hơn; xác định các cấu trúc có triển vọng và xác minh trữ lượng công nghiệp có khả năng khai thác; tiếp tục đưa các mỏ mới vào khai thác. Trong giai đoạn 2011-2015 phấn đấu gia tăng trữ lượng dàu khí từ 130 – 140 triệu tấn dầu quy đổi.

Hồng Chuyên (chọn đăng)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !