Trên những con tàu canh trực biển mùa Xuân

Giáp Tết Giáp Ngọ 2014, hàng trăm con tàu của các đơn vị toàn quân lại hành trình đến vị trí canh trực sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), bảo vệ an ninh, an toàn và sẵn sàng cứu hộ, tìm kiếm, cứu nạn.

Giáp Tết Giáp Ngọ 2014, hàng trăm con tàu của các đơn vị toàn quân lại hành trình đến vị trí canh trực sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), bảo vệ an ninh, an toàn và sẵn sàng cứu hộ, tìm kiếm, cứu nạn, xử lý các tình huống đột xuất xảy ra trên biển. Cán bộ, chiến sĩ trên những con tàu canh trực mùa Xuân đều có điểm chung là đón Tết sớm, với sự quan tâm chu đáo của lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị và chính quyền, nhân dân cả nước.

Đúng vào ngày Tết "ông Công, ông Táo", chiều 23-1, hai tàu HQ-953 của Hải đội 811 và HQ-609 của Hải đội 812 thuộc Vùng 2 (Quân chủng Hải quân) xuất phát đi làm nhiệm vụ trực Tết tại các vùng biển khu vực DK1. 

Trước khi rời bến, cán bộ, chiến sĩ trên hai tàu đã được lãnh đạo, chỉ huy Vùng 2 Hải quân và Ban chỉ huy Hải đội ân cần động viên, kiểm tra công tác chuẩn bị cho đợt công tác dài ngày. Khác với những đợt hải trình trước, lần này rời bến, các tàu đều mang theo những cành đào, cành mai, bánh chưng, nhu yếu phẩm phục vụ Tết cho bộ đội. 

Cùng với đó là những gói quà do cấp ủy, chính quyền địa phương gửi tặng. Đại tá Nguyễn Túy, Chủ nhiệm Chính trị Vùng 2 Hải quân cho biết: Cán bộ, chiến sĩ toàn vùng nói chung và trên hai con tàu đi làm nhiệm vụ canh trực đều xác định tốt nhiệm vụ, yên tâm công tác. Các tiêu chuẩn, chế độ đều được bảo đảm chu đáo. Các tàu đi canh trực đợt này ngoài nhiệm vụ canh trực SSCĐ trên vùng biển DKI, còn sẵn sàng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ đột xuất khi có lệnh.

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm nay, các đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân duy trì hàng chục tàu làm nhiệm vụ canh trực SSCĐ dọc bờ biển từ Bắc vào Nam, trên vùng thềm lục địa và vùng biển Trường Sa của Tổ quốc. Đại tá Vũ Thanh Hải, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 170 (Vùng 1 Hải quân) cho biết: Các tàu làm nhiệm vụ canh trực được cấp ủy, chỉ huy đơn vị quan tâm chu đáo. 

Ngoài các tiêu chuẩn của Bộ Quốc phòng quy định, cán bộ, chiến sĩ còn được Quân chủng Hải quân, các địa phương tặng quà Tết. Lữ đoàn đã trích từ quỹ lao động, tăng gia sản xuất bổ sung mỗi tàu canh trực 1 triệu đồng; mỗi sĩ quan, thủy thủ từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Các tàu trực ngoài khơi xa, ngành hậu cần còn bảo đảm thực phẩm tươi sống, rau xanh, rau muối dưa, gia vị để phục vụ bữa ăn của bộ đội đậm đà hương sắc ngày Xuân.

Trên những con tàu canh trực biển mùa Xuân - ảnh 1

Cán bộ, thủy thủ tàu Hải đội 4 (Vùng 1 Hải quân) trang trí phòng câu lạc bộ trên tàu làm nhiệm vụ canh trực.

Cùng làm nhiệm vụ canh trực trên biển, lực lượng Cảnh sát biển có nỗi vất vả riêng. Đại tá Nguyễn Văn Thăng, Chính ủy Vùng 1 (Bộ tư lệnh Cảnh sát biển) vừa dẫn đầu đoàn đi kiểm tra công tác SSCĐ và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán cho bộ đội của các đơn vị, đánh giá: Các cơ quan, đơn vị, từng tàu đều triển khai thực hiện chu đáo, đầy đủ; cán bộ, chiến sĩ phấn khởi, yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. 

Qua nắm tình hình, được biết đồng chí Nguyễn Văn Hưng, Thuyền phó tàu 8003, có bố bị bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối, song đồng chí Hưng vẫn xác định tốt tư tưởng, cùng toàn tàu lên đường làm nhiệm vụ. Tàu 8003 làm nhiệm vụ canh trực vùng biển khu vực đảo Cồn Cỏ đã hành quân đến vị trí, phối hợp hiệp đồng với đơn vị bạn, LLVT địa phương theo kế hoạch thống nhất. 

Tàu đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Ban CHQS huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và lực lượng tại chỗ triển khai các phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn vùng biển; sẵn sàng xử lý tình huống xảy ra. Tàu 4001 cũng đã đến vị trí canh trực ở Cửa Dứa (Quảng Ninh) đúng thời gian, kế hoạch phân công. Các tàu đều được bảo đảm tốt về chế độ, tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng.

Ban chỉ huy Vùng trích từ quỹ đơn vị bổ sung cho mỗi đồng chí cán bộ, chiến sĩ ăn thêm 100.000 đồng mỗi ngày Tết, tặng quà mỗi cán bộ trị giá 1 triệu đồng, chiến sĩ là 500.000 đồng. Các tàu trực còn được hỗ trợ 2 triệu đồng để trang trí phòng câu lạc bộ, mua hoa, tranh ảnh và bánh kẹo, nước uống, phục vụ vui chơi giải trí của bộ đội. Vui Tết, đón Xuân, song Đảng ủy, chỉ huy Vùng yêu cầu các cơ quan, đơn vị quán triệt cho bộ đội xác định tốt nhiệm vụ, kiên quyết nâng cao cảnh giác, SSCĐ, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật, các đối tượng lợi dụng những ngày Tết để buôn lậu, gian lận thương mại, làm ăn phi pháp...

Tham gia canh trực Tết trên các vùng biển còn có các đơn vị Bộ đội Biên phòng, ngành vận tải quân sự. Tết Giáp Ngọ 2014 này, Lữ đoàn 649 (Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần) có 2 tàu làm nhiệm vụ canh trực ở Căn cứ Cam Ranh và cảng biển Quy Nhơn (Bình Định), cùng 1 tàu tại cảng Lữ đoàn để sẵn sàng chuyên chở vật chất hậu cần, hàng quân sự phục vụ các đơn vị khi có tình huống.

Thượng tá Văn Tiến Dũng, Phó chính ủy Lữ đoàn 649 trao đổi với chúng tôi: Tết này hơn 60 cán bộ, thủy thủ, chiến sĩ của lữ đoàn đón Tết tại con tàu thân yêu của đơn vị. Bên cạnh đó, Lữ đoàn duy trì 50% quân số canh trực theo quy định tại đơn vị. Quân số canh trực đông, lại đóng quân phân tán, nên Lữ đoàn phải khắc phục nhiều khó khăn để bảo đảm chế độ, tiêu chuẩn Tết cho bộ đội. 

Cụ thể, Ban chỉ huy Lữ đoàn hiệp đồng với Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ trên tàu đang trực ở Cam Ranh; phối hợp hiệp đồng với Bộ CHQS tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định bảo đảm cho tàu trực tại cảng Quy Nhơn. Ban Tài chính đơn vị bảo đảm tiền lương, thưởng Tết cho cán bộ, người hưởng lương thông qua tài khoản; hoặc chuyển đến tận gia đình khi có yêu cầu.

 Ngoài tiêu chuẩn Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần cấp, Lữ đoàn trích quỹ lao động, tăng gia sản xuất bảo đảm cho cán bộ, người hưởng lương từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng; hạ sĩ quan, chiến sĩ 400.000 đồng. Mỗi tàu canh trực tại bến được hỗ trợ 500.000 đồng để trang trí bàn thờ, phòng câu lạc bộ; tàu trực ở xa được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng để bảo đảm cho bộ đội vui Tết, đón Xuân. 

Đến nay, 100% cán bộ, thủy thủ, chiến sĩ trên các tàu làm nhiệm vụ canh trực trên các vùng biển miền Nam Trung Bộ, tàu neo đậu ở bến đều đã nhận đủ lượng vật chất hậu cần, nhu yếu phẩm, tài chính theo chế độ, tiêu chuẩn. Qua kiểm tra, bộ đội đều yên tâm, phấn khởi vui Xuân, đón Tết, SSCĐ cao.

Cán bộ, thủy thủ tàu Hải đội 4 (Vùng 1 Hải quân) trang trí phòng câu lạc bộ trên tàu làm nhiệm vụ canh trực. 

Theo Quân đội Nhân dân

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !