Trẻ nhỏ đã loét dạ dày nặng, nguyên nhân do thói quen mớm cơm cho trẻ

Trẻ bị đau bụng, cha mẹ thường chỉ nghĩ đến nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa, nhiễm giun sán,.... Tuy nhiên, có những bố mẹ đã giật mình khi cho con đi khám thì biết được nguyên nhân con mắc bệnh do chính yếu tố gia đình.

 

 

Trẻ nhỏ cũng bị gan nhiễm mỡ, thủ phạm từ thói quen nhiều gia đình mắc

Trẻ nhỏ cũng bị gan nhiễm mỡ, thủ phạm từ thói quen nhiều gia đình mắc

Theo TS Đào Việt Hằng, sau Tết số bệnh nhân đến viện khám vì các bệnh lý tiêu hóa gia tăng, đáng chú ý đó là bệnh gan nhiễm mỡ; thậm chí cả trẻ nhỏ cũng bị gan nhiễm mỡ.  

9 tuổi đã viêm loét dạ dày

Bé Đ.B.P, (9 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội) bị đau bụng được gia đình đưa đi viện khám. Bác sĩ cho biết bé bị bệnh lý viêm dạ dày - loét hành tá tràng và dương tính vi khuẩn HP. Sau khi biết kết quả, mẹ bé thậm chí còn nghĩ bác sĩ có sự nhầm lẫn vì tuổi con còn nhỏ.

Mẹ bé P., cho biết, khoảng một tháng nay thấy con thỉnh thoảng đau bụng quanh vùng rốn kèm theo cảm giác khó thở nặng ngực sau xương ức khi nằm, mặc dù, con không có biểu hiện ợ hơi, ợ chua, ho, sốt hay gầy sụt cân và đại tiện phân bình thường. Tuy nhiên, trong gia đình có bố của bé bị bệnh viêm dạ dày, HP dương tính và đang điều trị.

Được biết, một tuần trước gia đình đã cho bé đi siêu âm ổ bụng, điện tim, siêu âm tim và chụp phổi tại một bệnh viện gần nhà thì thấy kết quả bình thường, được kết luận rối loạn nhu động ruột, và đau tức ngực do tiền dậy thì. Sau đó, trẻ được tư vấn điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt, song triệu chứng nặng ngực khó thở tăng lên và trẻ vẫn đau bụng, nên đưa trẻ đến BVĐK Medlatec khám lại.

Sau khi khai thác triệu chứng, thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, ThS.BS Dương Thị Thủy – Chuyên khoa Nhi hướng tới bệnh lý dạ dày tá tràng và tư vấn gia đình cho trẻ nội soi dạ dày thực quản gây mê để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

{keywords}
Trẻ nhỏ cũng bị bị viêm loét dạ dày. (Ảnh minh họa)

Kết quả nội soi cho thấy niêm mạc hang vị dạ dày bị phù nề, sung huyết rải rác có vài trợt nông; Tại hành tá tràng có vài ổ loét nhỏ KT từ 2-3mm đáy phủ giả mạc trắng; Test HP dương tính.

Kết luận, chẩn đoán bé P., bị viêm dạ dày - loét hành tá tràng (Forrestt III), Hp dương tính nên được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú, hướng dẫn chế độ ăn uống tại nhà và hẹn tái khám sau 45 ngày.

70% dân số Việt nhiễm vi khuẩn HP

Bác sĩ Thủy cho biết, vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa (ăn uống, vệ sinh kém) vì vậy khi trong gia đình có người thân như cha, mẹ bị nhiễm thì khả năng lây cho con cái rất cao”. Trường hợp của bé P. là một ví dụ.

Bác sĩ Thủy cũng nhấn mạnh: Có đến 60-70% dân số Việt Nam khi xét nghiệm có nhiễm vi khuẩn HP, đây là một con số đáng ngại vì vi khuẩn HP có thể gây nên nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm như viêm loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Mặt khác, nguyên nhân viêm loét dạ dày còn có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống không khoa học: Ăn quá no, quá đói, ăn quá nhiều đồ chua, thức ăn cay, nóng...; hay do stress, dùng thuốc có hại cho dạ dày…

Đặc biệt, triệu chứng của bệnh lý dạ dày - thực quản ở trẻ không điển hình như ở người lớn, vì vậy bác sĩ không thăm khám kĩ hoặc chưa có kinh nghiệm rất dễ bị bỏ sót nguyên nhân và chẩn đoán nhầm thành bệnh tiêu hóa thông thường.

Theo bác sĩ Thủy, các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị bệnh lý dạ dày – thực quản gồm: Đau bụng vùng quanh rốn và đau lan tỏa, có thể kèm theo biểu hiện ợ hơi, ợ chua, nôn, hơi thở hôi.

Ngoài ra, trẻ có thể mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sụt cân, mất tập trung trong học tập. Nhiều trường hợp có biểu hiện trầm cảm, căng thẳng, suy nhược thần kinh. Các triệu chứng có thể tăng lên sau khi ăn, nhất là ăn các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, chuối...

Để hạn chế sự lây nhiễm, ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng nhất. Trong gia đình khi có người bị viêm loét dạ dày - tá tràng không nên dùng chung bát, đũa, cốc, chén... hoặc phải nhúng vào nước đun sôi sau khi đã rửa sạch. Đặc biệt, cần xóa bỏ thói quen mớm cơm cho trẻ với bất kỳ hình thức nào.

Ngoài ra, để giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ cũng như để trẻ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, cha mẹ cần chú ý nuôi dưỡng trẻ đúng cách như sau: Ăn sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn dặm nên bắt đầu khi trẻ 6 tháng, tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi; Tạo cho trẻ một không gian thoải mái, tránh gây các áp lực tâm lý, căng thẳng về việc học tập, cuộc sống khiến trẻ bị stress...

Khi thấy các biểu hiện đau bụng, khó chịu đường tiêu hóa, gia đình cần cho trẻ đi khám ngay để chẩn đoán sớm nguyên nhân và điều trị cho trẻ.

 K.Chi 

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Đang cập nhật dữ liệu !