Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở trẻ gái nhiều hơn ở trẻ trai do niệu đạo ở trẻ gái ngắn hơn, vi trùng dễ dàng vào cơ thể và gây nhiễm trùng.
Ảnh minh họa.
Sốt cao, nước tiểu có mùi hôi
Bé Vũ Thùy L. (10 tháng, Hàng Trống, Hà Nội) đột nhiên sốt cao 39 độ C mà không có biểu hiện bất thường nào khác. Chị Liên nghĩ con bị sốt virus nên đã mua thuốc hạ nhiệt cho con dùng. Tuy nhiên, sau 3 ngày, bé không hết sốt mà có dấu hiệu mệt mỏi và bỏ chơi, sốt cao liên tục cứ 4 tiếng phải dùng thuốc hạ sốt một lần.
Gia đình vội đưa con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương và gần như “ngã ngửa” khi được thông báo bé Linh bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Trường hợp bé Hoàng Thu Ph. trú tại Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội cũng tương tự. Mấy hôm nay bé Ph. bị sốt. Chị Hoài tưởng con bị sốt do thay đổi thời tiết nên mua thuốc hạ sốt về nhưng bé Ph. vẫn sốt cao. Bé Ph. còn có biểu hiện són tiểu và nước tiểu có mùi hôi rất khó chịu. Mỗi lần thay quần cho con chị Hoài cảm nhận có sự khác biệt. Cháu rất sợ ngồi bô như mọi khi.
Vợ chồng chị Hoài đưa con đến viện khám bác sĩ cho biết cháu bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Lúc này, chị Hoài về tìm hiểu ở lớp của bé Ph. mới biết bé rất hay nhịn tiểu. Bé có thói quen ngồi bô quen của mình nên ở lớp cô cho ngồi bô khác kiểu, ngồi chung với các bạn là bé Ph. không chịu đi tiểu.
Việc nhịn đi tiểu do e ngại hoặc không có chỗ đi vệ sinh rất nguy hiểm vì nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài, khi bị ứ lại trong bàng quang, các chất này sẽ là môi trường cho vi trùng dễ xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng tiểu.
Do vậy mà các khu vui chơi giải trí, trường học cần có nhà vệ sinh sạch sẽ, nguồn nước đầy đủ, giúp trẻ không phải nhịn tiểu do tâm lý ngại đi tiểu. Trẻ vẫn đảm bảo uống nhiều nước từ 1,5 đến 2 lít/ngày.
Có thể gây viêm thận
Trao đổi về vấn đề này, TS.BS Nguyễn Thu Hương, trưởng khoa Thận – Tiết niệu Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em, đứng thứ 3 sau các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn đi vào niệu đạo và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn đi từ máu đến thận và đường tiết niệu. Tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời và dứt điểm, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể tái phát nhiều lần, gây biến chứng nguy hiểm như áp-xe quanh thận, nhiễm trùng huyết...
Theo bác sĩ Hương, bệnh được phân thành nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (còn gọi là viêm bàng quang) và nhiễm trùng đường tiết niệu trên (còn gọi là viêm thận-bể thận cấp). Do không có triệu chứng đặc hiệu nên việc chẩn đoán bệnh, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu trên, rất khó khăn. Các biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu trên giống với biểu hiện của nhiều bệnh khác: trẻ sốt cao rét run hoặc sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân, bú kém, nôn, tiêu chảy…
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở khoảng 5% trẻ em gái và 1-2% trẻ em trai. Bệnh do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Riêng vi khuẩn E.Coli là thủ phạm gây 90% trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu trên: Thông thường trẻ chỉ có các biểu hiện nhiễm trùng và sốt, không có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như đái buốt, đái rắt, có thể có đái đục. Khi khám lâm sàng bác sĩ thường không phát hiện ra biểu hiện nhiễm trùng ở các bộ phận khác như tai, mũi, họng, đường tiêu hóa.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới: trẻ sốt 37,5-38 độ C, có triệu chứng rối loạn tiểu tiện rõ như đái buốt, đái rắt, có thể có đái máu. Xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu niệu, hồng cầu niệu, protein niệu…
Để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ Hương cho rằng cha mẹ cần giữ vệ sinh cho trẻ, tránh cho bé tắm bồn, nên thay tã cho con ngay sau khi trẻ đi ngoài; cho trẻ uống nhiều nước; khuyến khích trẻ không nhịn tiểu; cho trẻ ăn đủ trái cây, tránh táo bón.
Khi thấy trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục trên 24 giờ, gia đình cần đưa con đến các cơ sở y tế để khám bệnh tìm nguyên nhân gây sốt. Những trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu kèm dị dạng đường tiết niệu cần phối hợp điều trị dị dạng để tránh tái phát.
1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.
Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.
Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.
'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.
Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.
Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.