Trẻ em online nhiều hơn nhưng thiếu kỹ năng tự bảo vệ mình trên không gian mạng

Internet đã thúc đẩy sự phát triển tri thức, tăng cường kỹ năng sống, giúp định hướng nghề nghiệp, nâng cao năng lực học tập của trẻ em. Tuy vậy, rất nhiều em chưa biết cách tự bảo vệ mình an toàn trên không gian mạng.

Trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay là nhóm đối tượng sinh ra và lớn lên trong giai đoạn internet phát triển mạnh mẽ nhất tại Việt Nam. Các em sớm được tiếp xúc với mạng internet nói chung và mạng xã hội (MXH) nói riêng như một phương thức học tập, tìm kiếm thông tin, giải trí, giao tiếp, tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp,…

Năm 2022 là năm thứ 25 internet được phổ biến tại Việt Nam. Trong suốt một phần tư thế kỷ qua, internet đã mang đến những lợi ích, hiệu quả, giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận với kho tri thức khổng lồ của nhân loại. Internet cũng đã thúc đẩy sự phát triển tri thức, tăng cường kỹ năng sống, giúp định hướng nghề nghiệp, nâng cao năng lực học tập của trẻ em. 

Đặc biệt, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, toàn bộ học sinh, sinh viên trên cả nước phải chuyển sang học tập theo phương thức trực tuyến trong suốt một thời gian dài. Điều này càng làm tăng tần suất sử dụng internet của trẻ em. Tuy vậy, không phải tất cả các em đều biết cách tự bảo vệ mình được an toàn trên không gian mạng.

Các tác động không mong muốn của không gian mạng, trong đó có MXH đã hiện diện rõ ràng hơn trong đại dịch Covid-19. Trong khi đó, các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô giáo không thể theo dõi, kiểm soát được các em, thậm chí cũng không có công cụ hay ứng dụng nào có thể làm được việc này.

Giới trẻ tại Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm sử dụng mạng internet an toàn, hiệu quả.

Trao đổi với PV Infonet, cháu Nguyễn Hiền Anh (học sinh lớp 9A, Trường THCS Hoàng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho biết: “Con thường dùng mạng internet khoảng 2 giờ mỗi ngày, chủ yếu là để đọc các tin tức liên quan đến nhóm nhạc Hàn Quốc mà con thích, hoặc để trao đổi bài vở với các bạn học”.

Chị Đinh Thu Hiền (phụ huynh của cháu Nguyễn Ngân Giang, học sinh lớp 5A6 Trường Tiểu học Hoàng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) chia sẻ, dù không muốn con tiếp xúc nhiều với smartphone nhưng việc con trẻ sử dụng thiết bị này để truy cập internet mỗi ngày là điều không tránh khỏi.

“Tôi thường định hướng cho cháu trong việc sử dụng internet, giúp con tạo ra “bộ lọc” để không phải tiếp xúc với những thông tin được coi là “rác” trên không gian mạng. Qua theo dõi thì tôi thấy con mình hầu như chỉ sử dụng internet mỗi khi cần tra cứu cách giải bài tập. Tuy nhiên, tôi cũng không hẳn là hoàn toàn yên tâm bởi lứa tuổi của các con thường hay tò mò, trong khi cha mẹ lại không thể giám sát được việc này”, chị Đinh Thu Hiền nói.

Sự phát triển nhanh chóng của internet cùng sự xuất hiện của các nền tảng MXH đã tạo ra những thay đổi trong phương thức giao tiếp và tương tác giữa người với người. Tuy nhiên, internet và MXH chỉ có thể phát huy hiệu quả tốt nhất khi mỗi người dùng, trong đó có trẻ em nhận thức được cách sử dụng an toàn và hiệu quả. Câu hỏi đặt ra cho người lớn là làm sao để có thể tạo ra một không gian mạng an toàn, lành mạnh cho các em, phát huy những thế mạnh của internet và MXH. 

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này cũng như hưởng ứng chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, với sự đồng hành và bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 07/10 Tập đoàn Meta phối hợp cùng Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) và Tổ chức Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng (Cyberkid Việt Nam) đã khai mạc chương trình Safety Café Vietnam. 

Nghi thức nhấn nút khai trương Safety Cafe Vietnam.

Safety Café Vietnam diễn ra trong 03 ngày tại Hà Nội nhằm mang đến cho giới trẻ không gian sáng tạo, gần gũi, với các cơ hội tìm hiểu các công cụ nhằm bảo vệ các em được an toàn trên nền tảng Facebook và Instagram, những nền tảng rất phổ biến với giới trẻ hiện nay. 

Bà Thảo Griffiths, Giám đốc Chính sách công thị trường Việt Nam, Tập đoàn Meta cho biết, Safety Café tiền thân là Facebook Café là một sáng kiến của Meta nhằm tạo ra một không gian giao lưu hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người đến để trao đổi kinh nghiệm về cách thức sử dụng những ứng dụng trên mạng một cách an toàn, tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc. Việt Nam là đất nước thứ bảy trên toàn thế giới và thứ tư trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương chính thức triển khai mô hình này.

Trong 3 ngày diễn ra sự kiện Safety Café Vietnam, BTC ước tính có khoảng 1.000 người trực tiếp thực nghiệm về an toàn trực tuyến. Tại đây, các thanh thiếu niên và các em học sinh sẽ được tham gia một loạt các chương trình tập huấn về kỹ năng bảo vệ an toàn trên không gian mạng do CyberKid Việt Nam chủ trì. 

 Nhiều trẻ em được cha mẹ đưa tới sự kiện Safety Café Vietnam

Bà Nguyễn Như Quỳnh, Giám đốc CyberKid Việt Nam chia sẻ: “Thông qua sự kiện, chúng tôi muốn mang tới cho các bạn trẻ những phương pháp sử dụng internet hiệu quả, cùng với đó là các kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước các mối nguy hại trên không gian mạng”.

“Việc phổ biến những kiến thức, kỹ năng an toàn trực tuyến cho người dùng internet, đặc biệt là thế hệ trẻ cần được ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên số. Safety Café Vietnam là cách tiếp cận gần gũi, tích cực để truyền tải tới người dân, đặc biệt là các bạn trẻ - thế hệ sinh ra và lớn lên trong môi trường công nghệ”, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết.

Tuân Nguyễn

Con trai lớp 3 nhà tiến sĩ viết văn tả 'mùi của mẹ' khiến nhiều người thích thú

Chị Nguyễn Thị Thu - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản), đã chia sẻ bài văn của con trai học lớp 3 lên Facebook nhận được sự yêu thích từ nhiều người.

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !