TP.HCM xử phạt 96 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm 1,54 tỷ đồng
Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM vừa có báo cáo gửi Thanh tra Bộ Y tế kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật đối với lĩnh vực ATTP 6 tháng đầu năm 2021.
Theo đó, trong 6 tháng, Ban đã tập trung kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các đoàn kiểm tra của Ban đã tiến hành kiểm tra 3.147 cơ sở, phát hiện 102 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 96 cơ sở với số tiền phạt là 1,54 tỷ đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp 3 cơ sở, đình chỉ hoạt động có thời hạn 1 cơ sở, buộc thu hồi để chuyển mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy 7.456kg sản phẩm.
Đồng thời, trong 6 tháng đầu năm 2021, Ban thực hiện rà soát, tổng hợp thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các trang thông tin điện tử là 3.854 sản phẩm; phát hiện 63 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm đã chuyển thanh tra xử lý theo quy định pháp luật.
Theo Ban Quản lý ATTP TPHCM, hiện nay lĩnh vực ATTP do 3 bộ, ngành quản lý nên mỗi bộ ngành có quy định riêng về thanh tra, kiểm tra gây khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật khi kiểm tra, xử lý vi phạm.
Ảnh minh họa. |
Đồng thời, hiện nay, tổ chức thanh tra Ban Quản lý được tổ chức theo mô hình Phòng Thanh tra (thanh tra chuyên ngành). Ban Quản lý là cơ quan tương đương cấp Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP của 3 sở gồm: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Y tế. Do đó, cần thiết phải thành lập tổ chức thanh tra tương đương Thanh tra Sở để phù hợp với các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra ATTP.
Bên cạnh đó, địa bàn quản lý của một số Đội Quản lý ATTP tương đối rộng, phức tạp… nhưng lực lượng nhân sự hạn chế về số lượng nên việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác xử lý các cơ sở trên địa bàn quản lý còn khó khăn.
Để công tác chỉ đạo, triển khai công tác quản lý ATTP được thực hiện tốt, Ban Quản lý ATTP TP.HCM kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về ATTP, về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về ATTP đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, trong đó chú trọng địa bàn vùng ven.
Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP cho cán bộ, công chức, viên chức, người làm công tác quản lý ATTP các cấp. Mặt khác, tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là loại hình có nguy cơ cao gây mất ATTP, lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường. Từ đó có hướng xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm cũng như có cảnh báo ATTP kịp thời đối với người tiêu dùng.
Ban Quản lý ATTP TPHCM cho biết, trong thời gian tới, Ban tăng cường công tác thông tin, giáo dục và truyền thông, huy động tối đa các kênh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP, cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm đến người dân với nội dung phù hợp từng đối tượng thông qua các phương thức truyền thông phong phú, đa dạng.
Đồng thời, Ban tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra, thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường. Từ đó, có hướng xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm cũng như có cảnh báo ATTP kịp thời đối với người tiêu dùng.
Mặt khác, Ban tiếp nhận thông tin và xử lý đúng quy định các phản ánh về thực phẩm không đảm bảo an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, phối hợp với ban ngành trong kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thịt heo vào các chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền.
K.Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.