Tôn vinh hành động vì biển đảo, chống hoạt động phi pháp của Trung Quốc
Cuộc gặp mặt, tôn vinh những hành động vì chủ quyền biển đảo Việt Nam diễn ra sáng nay tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Trung tâm Minh triết Việt, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư Nước ngoài (VAFIE), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Công ty Cổ phần Xã hội Điện tử Gafim (Gafim Corp) phối hợp tổ chức đã tôn vinh 2 chương trình có ý nghĩa bảo vệ chủ quyền, 3 ngư dân. Đặc biệt, tôn vinh 63 tác giả những cuốn sách có giá trị với chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Những khuôn mặt đại diện cho rất nhiều cá nhân, tập thể được tôn vinh. Ảnh Hồng Chuyên |
63 tác giả nhà nghiên cứu viết sách được vinh danh tượng trưng trong lần này và 8 cá nhân được nhận bằng tôn vinh và bức thư pháp mang dòng chữ: “Vạn dặm Biển Đông dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vũng trị bình” của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ts Trần Công Trục, Chủ biên cuốn Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, là một trong những tác giả được tôn vinh lần này, cho biết: “Tôi khá vui và xúc động vì được gặp gỡ các đồng nghiệp cùng nghiên cứu về chủ quyền biển đảo. Đặc biệt, tôi gặp lại người tiền nhiệm của tôi, người có nhiều đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu pháp lý chủ quyền”. Đó là cụ Lưu Văn Lợi, Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, hiện nay cụ đã 100 tuổi nhưng vẫn rất minh mẫn và tiếp tục nghiên cứu chủ quyền.
Hình ảnh xức động về cụ Lưu Văn Lợi, 100 tuổi, Nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ đang được TS Trần Công Trục, người kế nhiệm đỡ khi nhận tôn vinh |
Dưới đây là danh sách 63 tác giả và các hành động được tôn vinh:
I. Các Tác giả có tác phẩm chủ quyền Biển Đảo đã xuất bản
STT | Tác giả | Tác phẩm |
1 | GS Lê Đức An
| Chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ địa lý ở Châu Âu trước thế kỷ 20 |
2 | NNC Phan Thuận An | Một tờ châu bản thời Bảo Đại liên quan đến quần đảo Hoàng Sa |
3 | Nguyễn Thái Anh | Bảo vệ chủ quyền biển đảo- NXB Tri Thức 2012 |
4 | TS Vũ Hoàng Anh | Quy chế pháp lý quốc tế giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông |
5 | Đoàn Bắc | Tổ Quốc Nơi Đầu Sóng - NXB Kim Đồng 2013 |
6 | Hải Biên | Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - NXB Trẻ |
7 | Ths Nguyễn Thị Bình | Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông - NXB TT&TT 2011 |
8 | UB Biên giới Quốc gia- Bộ Ngoại giao | Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa |
9 | Thiện Cẩm | Biển Đông và hải đảo Việt Nam - NXB Tri Thức, 7/2010 |
10 | Nguyễn Hùng Cường | Thềm lục địa trong pháp luât quốc tế - NXB TT&TT 2012 |
11 | Trần Đăng Đại | Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - NXB Trẻ |
12 | Nguyễn Đình Đầu | Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - NXB Trẻ Biển Đông và hải đảo Việt Nam - NXB Tri Thức, 7.2010 |
13 | Nguyễn Bá Diến | Thềm lục địa trong pháp luât quốc tế - NXB TT&TT 2012 |
14 | Nguyễn Đức | Bảo vệ chủ quyền biển đảo- NXB Tri Thức 2012 |
15 | Lâm Thị Mỹ Dung | Người Việt với Biển - NXB Thế giới 2011 |
16 | Nguyễn Mạnh Dũng | Người Việt với Biển - NXB Thế giới 2011 |
17 | Nguyễn Tiến Dũng | Người Việt với Biển - NXB Thế giới 2011 |
18 | Vũ Dũng | Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam |
19 | Đỗ Trường Giang | Người Việt với Biển - NXB Thế giới 2011 |
20 | Trần Duy Hải | Những vấn đề liên quan đến biển, đảo Việt Nam trên Biển Đông |
21 | Phạm Hân | Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - NXB Trẻ |
22 | Vũ phi Hoàng | Hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa, bộ phận lãnh thổ Việt Nam 2012 - NXB QĐND HN, 1988 |
23 | TS Mai Hồng | Người tặng bản đồ quý giá về chủ quyền biển đảo |
24 | Nguyễn Thái Hợp | Biển Đông và hải đảo Việt Nam - NXB Tri Thức, 7/2010 |
25 | Thái Văn Hợp | |
26 | Dương Danh Huy | Việt Nam và tranh chấp biển Đông - NXB Tri Thức 2012 |
27 | Nguyễn Kim (tên thật: Nguyễn Văn Kim) – chủ biên | Người Việt với Biển - NXB Thế giới 2011 |
28 | Lưu Văn Lợi | Cuộc tranh chấp Việt Trung về hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa - NXB CAND 1995. Đất Biển Trời Việt Nam - NXB TN 2012 |
29 | Nguyễn Việt Long
| Biển đảo Việt Nam: Lẽ phải- Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - NXB Trẻ, 09/2012 |
30 | Nguyễn Thanh Minh | Người Việt với Biển - NXB Thế giới 2011 |
31 | Hoàng Khắc Nam | Người Việt với Biển - NXB Thế giới 2011 |
32 | Lê Minh Nghĩa | Hoàng sa, Trường sa là của Việt Nam - NXB Trẻ 2008 |
33 | GS.TS Nguyễn Quang Ngọc | Hoạt động của đội Hoàng Sa |
34 | Nhà văn Nguyên Ngọc | Có một con đường mòn trên biển Đông (Bút ký) - NXB Trẻ |
35 | Đặng Công Ngữ | Kỷ yếu Hoàng Sa NXB Đà nẵng 2012 |
36 | Nguyễn Nhã | Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - NXB Trẻ |
37 | Quốc Pháp | Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - NXB Trẻ |
38 | Đinh Kim Phúc | Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên vùng biển Đông và hai đảo Hoàng sa và Trương saNXB Thời Đại.2012 |
39 | Phạm Hoàng Quân | Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - NXB Trẻ Người Việt với Biển - NXB Thế giới 2011 |
40 | Hồ Cương Quyết | Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - NXB Trẻ |
41 | Vũ Hữu San | Địa lý Biển Đông với Hoàng sa và Trường sa - NXB Trẻ 2013 |
42 | ThS Bùi Quang Sơn | Quy chế pháp lý quốc tế giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông |
43 | Võ Long Tê | Les archipels de Hoàng Sa et de Trương Sa selon les anciens ouvrages Vietnamiens d,histoire et geographie. Saigon 1974 |
44 | Nguyễn Quang Thắng | Hoàng sa ,Trường sa lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế - NXB Tri Thức 2008 Hoàng sa,Trường sa - NXB Trẻ 1998 |
45 | Trần Thắng | Người tặng bản đồ cho Viện Nghiên cứu và phát triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng |
46 | Phan Đăng Thanh | Biển Đông và hải đảo Việt Nam - NXB Tri Thức, 7/2010 |
47 | PGS.TS Nguyễn Hồng Thao | Việt Nam và các tranh chấp biển trong biển Đông |
48 | Hồ Bạch Thảo | Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - NXB Trẻ |
49 | TS Đinh Xuân Thảo | Quy chế pháp lý quốc tế giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông |
50 | Hồng Lê Thọ | Xung đột trên biển Đông không còn là nguy cơ tiềm ẩn |
51 | Từ Đăng Minh Thu | Hoàng sa, Trường sa là của Việt Nam - NXB Trẻ 2008 |
52 | Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy | Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa |
53 | Nguyễn Quang Trung Tiến | Lịch sử quản lý hành chính quần đảo Hoàng Sa |
54 | TS Trần Nam Tiến | Hoàng Sa Trường Sa – hỏi và đáp - NXB Trẻ, 11/2011 |
55 | PGS.TS Trần Ngọc Toản | Biển Đông yêu dấu - NXB Trẻ |
56 | Lại Văn Tới | Người Việt với Biển - NXB Thế giới 2011 |
57 | Nam Trân | Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - NXB Trẻ |
58 | Trần Doãn Trang | Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - NXB Trẻ |
59 | TS Trần Công Trục | Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông - NXB TT&TT 2011 |
60 | Lê Vĩnh Trương | Việt Nam và tranh chấp biển Đông - NXB Tri Thức 2012 |
61 | Hoàng Anh Tuấn | Người Việt với Biển - NXB Thế giới 2011 |
62 | Hoàng Việt | Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - NXB Trẻ |
63 | Đàm Xuân | Bảo vệ chủ quyền biển đảo - NXB Tri Thức 2012 |
II. Những Ngư dân tiêu biểu:
STT | Tên | Hành động vì biển đảo |
1 | Ngư dân Mai Phụng Lưu | Chủ tàu cá QNg-66478 - 4 lần bị TQ bắt giữ |
2 | Tàu Thành Công 07 (Chủ tàu ông Võ Văn Chức) | Lặn tìm hài cốt liệt sĩ dưới đáy biển Gạc Ma |
3 | Anh Phạm Vinh thợ lặn trên tàu Thành Công 07 | Đã hi sinh trong quá trình lặn tìm hài cốt liệt sĩ trên tàu HQ-604 dưới đáy biển Gạc Ma. |
III. Hai Phong trào hành động vì Biển Đảo:
STT | Tên | Hành động vì biển đảo |
1 | Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh | Phong trào góp đá cho Trường Sa |
2 | Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam | Phong trào tấm lưới nghĩa tình |