"Tôi choáng váng với truyện cổ tích 18+... dành cho thiếu nhi"

Vỏ bọc là truyện cổ tích, nhưng nội dung bên trong quá gợi dục, đồi trụy - phản tác dụng cực lớn đối với bộ óc non nớt của trẻ tiếp cận. Tôi thực sự choáng váng...

Vừa đọc những dòng chữ phản cảm trên hình ảnh trang sách trong cuốn "Truyện cổ tích các loài chim và muông thú", Nhà nghiên cứu phát triển trí tuệ trẻ em ThS Lê Thị Lan Anh, Phó Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục & Trí tuệ Việt (IEDV) đã tỏ thái độ bất bình. Ngay lập tức chị đã thức trắng đêm để viết những dòng chia sẻ với bạn đọc dưới đây.

Không thể tưởng tượng được, đây lại là những con chữ được xếp đặt trong một cuốn Truyện cổ tích dành cho thiếu nhi: "Cái cổ của con chim cọ mãi vào ngực nàng, cả cơ thể nó cứ chà sát mãi vào thắt lưng nàng, cặp mỏ hơi bẹt của nó cứ dúi mãi vào hai bầu vú cương cứng của nạng khiến nàng không sao nhúc nhích được, cứ phải nằm bất động... 

Đến lúc dần tỉnh lại thì nàng không thấy con chim trắng đáng yêu đâu nữa. Trên cơ thể nàng hình như vẫn còn lại những rung cảm êm dịu, vẫn còn lại cái cảm giác râm ran không sao cảm nhận được rõ ràng...".

Trang sách phản cảm viết chuyện 18+ cho thiếu nhi

Vỏ bọc là truyện cổ tích, nhưng nội dung bên trong quá gợi dục, đồi trụy - phản tác dụng cực lớn đối với bộ óc non nớt của trẻ tiếp cận. Thực sự choáng váng... Không hiểu đoạn văn trên có chỗ nào phù hợp với thiếu nhi???

1. Hiểm họa từ những quả bom nổ chậm 

Những bộ truyện tranh như thế này bày bán công khai, trôi nổi trên các sạp sách trong cả nước. Trong khi các bậc cha mẹ luôn khát khao nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ thì hàng loạt các truyện tranh, truyện cổ tích, đồng dao gần đây bị phanh phui lại đi ngược hoàn toàn với những ước ao giản dị, nhân văn ngàn đời đó. 

Truyện cho trẻ mầm non, tiểu học, đồng dao nhưng lại ẩn chứa quá nhiều ngôn từ bạo lực, hình ảnh rùng rợn, khủng khiếp, những cảnh thiếu vải, khoe thân, lời lẽ yêu đương rẻ mạt, thậm chí là thân gần về thể xác đến mức báo động. 

Khi thông tin được báo chí khui ra, chúng ta mới hoảng hốt, giật mình: Không biết những cuốn truyện, quyển sách mình mua cho con có sạn lớn thế không? Thật tai hại cho những cô bé, cậu bé chẳng may ăn phải một món ăn tinh thần cẩu thả, nhiều sạn nhục dục đến vậy. 

Cuộc sống vốn đã quá vất vả với cơm áo gạo tiền, với đủ những mối lo toan; giờ đây, những người làm cha, làm mẹ còn thêm mối lo không đáng có nữa: hiểm họa từ những quả bom nổ chậm trong một số tác phẩm văn học rẻ tiền. 

2. Hủy diệt cả vũ trụ của bé thơ

Bộ óc non nớt của trẻ có khả năng thu nạp tri thức bao la như vũ trụ, sâu rộng tựa đại dương và không có điểm cùng của giới hạn. Mỗi việc trẻ chứng kiến hàng ngày, mỗi lời nói của cha mẹ, mỗi bài hát, mỗi trò chơi mà trẻ đã từng trải nghiệm dẫu có hay, có xấu, dẫu có vui, có buồn...sẽ theo trẻ suốt tuổi thơ, thậm chí là cả cuộc đời... 

Tương lai không quá xa, một sự hủy diệt tựa sóng thần sẽ quét sạch mọi thứ - nếu vũ trụ của con vô tình phải thâu nạp những "quả bom nổ chậm". 

ThS Lê Thị Lan Anh, Nhà nghiên cứu phát triển trí tuệ trẻ em, Phó Viện trưởngViện Pháttriển Giáo dục & Trí tuệ Việt (IEDV)

4. Phòng vệ cho ngàn đời sau

Có câu: Trước khi cứu người khác, hãy tự cứu mình. Bạn có khỏe mạnh, bình an mới tính được việc giúp người khác qua cơn hoạn nạn. Trong khi các thể loại sách quá hỗn mang như hiện tại; nhà quản lý không tuýt còi hết thì mỗi ông bố, bà mẹ hãy tự xây pháo đài để bảo vệ thiên thần của mình. 

Móng càng chắc, ngôi nhà càng vững. Sách càng hay, tâm hồn, trí tuệ trẻ càng được khai mở. Bố mẹ là những pháo thủ, pháo thủ kiên cường, bám trụ, thông thái thì pháo đài càng an toàn, vững vàng trước mọi phong ba. Không có giải pháp nào hoàn hảo, vài mẹo nhỏ sau đây giúp bố mẹ ít nhiều:

- Luôn tự thẩm định từng cuốn sách của con:

Việc này khá đơn giản với người thích đọc nhưng quả là khó khăn với người không thích sách:

Bước 1: Tìm những tiêu đề sách quen thuộc, những câu chuyện đã từng được nghe, được kể từ thuở bé. Dẫu không nhớ hết, bố mẹ vẫn có thể đọc lướt, đọc nhanh để nắm bắt được nội dung căn bản của cuốn trước khi mua cho con. Những bộ sách kinh điển như: Truyện cổ tích Việt Nam, Truyện cổ dân gian, Truyện cổ Grim, Cổ tích Andersen, Nghìn lẻ một đêm... Tác phẩm văn học thiếu nhi của những nhà văn gạo cội: Tô Hoài (Dế Mèn Phiêu lưu ký), Trần Đăng Khoa, Nguyễn Nhật Ánh...

Bước 2: Đọc lướt trước khi mua, tuyệt đối không thấy hình ảnh đẹp, bắt mắt là mua ngay theo yêu cầu của trẻ. Với truyện tranh, cha mẹ cần xem tranh trước, hạt sạn phản cảm rất dễ nhận diện. 

Bước 3: Đọc sách cùng con

Nên đọc sách cho con nghe mỗi ngày: buổi sáng thức giấc hoặc trước khi đi ngủ. Bằng cách này, bố mẹ vừa giúp con phát triển vùng trí thông minh ngôn ngữ trong não bộ, vừa kích hoạt trí tưởng tượng phong phú ở bán cầu não phải. Đồng thời, cũng là cách để biết rõ cuốn sách, câu chuyện có phù hợp với con hay không. 

Lưu ý: Sách cần phân loại theo nhóm tuổi. Trẻ dưới 4 tuổi nên đọc sách có nhiều hình ảnh minh họa, sinh động. Lời văn ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Mật độ chữ nhiều hơn, lượng hình ảnh minh họa có thể giảm đi với truyện dành cho trẻ lớn hơn. 

Bước 4: Duy trì thói quen đọc sách đến... trọn đời.

Gia đình là ngôi trường đầu tiên trẻ học tập, trưởng thành trước khi bước ra trường học hay trường đời. Bố mẹ chính là thầy cô mà trẻ tiếp cận từ thuở lọt lòng. Hình ảnh bố mẹ đọc sách cho con nghe, đọc sách của bố mẹ có tác dụng hơn triệu lần lời hò hét suông: Con đọc sách đi, con đọc truyện đi...

Bố mẹ hãy cùng con khám phá thế giới cổ tích, các câu chuyện ngụ ngôn. những bài đồng dao ý nghĩa theo... cách con muốn. Tối nay con thích truyện ngụ ngôn, ngày mai con đòi cổ tích, ngày mốt lại hát đồng dao...Trẻ là vậy, luôn thay đổi và khám phá, bố mẹ kiên nhẫn đồng hành cùng con, kiên nhẫn trả lời 10 vạn câu hỏi của con một cách kiên nhẫn nhất có thể. 

Bước 4: Luôn chủ động hỏi con những nội dung trong câu chuyện vừa kể. Khuyến khích con kể lại câu chuyện theo cách của riêng mình. 

Bước 5: Thông báo rộng rãi nhất có thể nếu bạn đọc phải một cuốn sách phản cảm, không tốt cho trẻ em. Việc này không mất nhiều thời gian của bạn nhưng sẽ giúp hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu trẻ em khác không phải tiêu thụ phế phẩm văn học đó. 

Để không phải choáng vàng một ngày nào đó con áp dụng y nguyên những điều đã đọc trong các cuốn tạp văn; bố mẹ hãy cùng con loại bỏ hiểm họa từ những quả bom nổ chậm, cùng con xây tòa thành vững chắc, nuôi dưỡng mỗi ngày thói quen đọc sách đáng yêu.

Ths Lê Thị Lan Anh

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !