Tiết lộ của người thiết kế cột mốc chủ quyền Trường Sa

Nhiều lần gặp anh trên những cung đường Đông Trường Sơn mới mở, nhưng mãi gần đây, tôi mới biết, người kỹ sư thầm lặng này còn là người trực tiếp thiết kế và thi công cột mốc chủ quyền đầu tiên trên đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Anh là Đại tá Nghiêm Hồng Giang, Trưởng phòng Quản lý thi công Ban quản lý dự án 46 (Bộ Quốc phòng).
“Cần, kiệm” ở Trường Sa

Hơn 20 năm trước, Đại tá Nghiêm Hồng Giang từng có một thời thanh niên sôi nổi khi cùng đồng đội ngày đêm bám biển, bám đảo để xây dựng Trường Sa. Có tới 13 năm, anh đảm nhiệm vai trò là kỹ sư, trợ lý kỹ thuật của Trung đoàn Công binh Hải quân 83 đi xây dựng Trường Sa. Chuyến đi đầu tiên ra Trường Sa của anh là vào năm 1989. Năm 1992,Trung đoàn Công binh 83 thực hiện nhiệm vụ trên giao, cử một khung xây dựng đến đảo Nam Yết để thi công nhà chỉ huy thay cho những dãy nhà cấp 4 đã ọp ẹp, xuống cấp. Anh Giang lúc bấy giờ cấp bậc thiếu tá, đảm nhiệm chức vụ Trợ lý thi công của Trung đoàn kiêm Khung phó Khung xây dựng đảo Nam Yết.

Tiết lộ của người thiết kế cột mốc chủ quyền Trường Sa - ảnh 1
Kỹ sư Nghiêm Hồng Giang bên cột mốc chủ quyền thi công tại đảo Nam Yết năm 1992. Ảnh tư liệu chụp lại.

Là một kỹ sư trẻ năng nổ mang trong mình bản chất cần cù, tiết kiệm của con nhà nông quê Đức Yên, Đức Thọ (Hà Tĩnh), anh Giang đã có nhiều tham mưu, đề xuất, chỉ đạo thi công sao cho hiệu quả cao nhất. Để mang được một bao cát, một bao xi măng, một cân sắt thép ra đảo tốn kém vô cùng. Vì thế, anh thường động viên, đôn đốc anh em khi thi công phải thực hành tiết kiệm cao nhất. “Biết xây dựng ở Trường Sa là rất gian khổ, rất đặc thù, trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt nên cấp trên cho dự toán vật liệu khấu trừ 1-3% hao hụt trong xây dựng. Nhưng chúng tôi không vì thế mà lơ là, lãng phí. Chính vì ai cũng có ý thức “coi công trình như con, quý vật liệu như… máu” nên trong xây dựng hầu như không có hao hụt. Chính vì vậy mà mỗi công trình sau khi nghiệm thu, vật liệu còn thừa ra kha khá…” – Đại tá Nghiêm Hồng Giang kể.

Được cấp trên giao nhiệm vụ xây dựng trong vòng 4 tháng, nhưng chỉ sau ba tháng rưỡi, công trình đã được hoàn thành. Như đơn vị khác làm xong công việc được giao thì nghỉ ngơi, xả hơi. Đằng này, làm xong nhiệm vụ trên giao, anh Giang và đồng đội lại lao vào những việc… “không ai khiến mà làm”. Thấy xi măng, sắt, thép còn thừa, nếu bỏ ngoài đảo thì lãng phí, tiếc tiền của của dân, Giang tham mưu với chỉ huy, nên làm tiếp cái gì đó giúp cho các đảo. Với những kỹ sư xây dựng như Giang, nhìn đâu chả ra việc khi mà bộ đội còn bộn bề thiếu thốn. Thế là, rất nhiều công trình “nho nhỏ” nhưng thiết thực với bộ đội trên đảo như một cái bến cập xuồng, một bể đựng nước mưa, một đoạn đường nội bộ, một cái bếp nấu ăn… đã ra đời từ những phần vật liệu tiết kiệm.

Lời Bác dạy trên cột mốc chủ quyền

Một ngày nọ, Trung đoàn trưởng Hoàng Kiền (nay là Giám đốc Ban quản lý dự án 47) gọi Nghiêm Hồng Giang tới và nói:

- Giang này! Công trình nhà chỉ huy sắp hoàn thành nhưng tôi còn trăn trở một điều. Tại sao mình không xây một cột mốc, vừa khẳng định chủ quyền, vừa là nơi để anh em bộ đội tập hợp, sinh hoạt tập thể.

- Thưa anh! Ý tưởng đó thì rất hay nhưng nó hơi lớn, lại là phần việc liên quan tới cơ quan chính trị … - Giang ngập ngừng.

- Thôi! Mình cứ làm đi, chúng ta vì tập thể chứ có làm cho riêng mình đâu mà ngại. Cậu là kỹ sư xây dựng có trình độ, lại được học hành bài bản nên tôi giao nhiệm vụ cho cậu phải sớm thiết kế ngay mẫu bia chủ quyền để tổ chức thi công ngay.

Lời nói của người chỉ huy khiến Giang hiểu mình đang thực hiện một “sứ mệnh” quan trọng. Nói đến bia, đến chủ quyền là những cái gì đó rất thiêng liêng, ngoài đòi hỏi về kỹ thuật phải có tính mỹ thuật, tính tư tưởng cao mà mình lại là dân kỹ thuật. Ngay trong giáo trình anh được học từ nhà trường cũng chưa bao giờ có nội dung này. Nhiệm vụ ấy khiến Giang nhiều đêm trăn trở không sao ngủ được. Anh vắt óc nghĩ suy, phác thảo. Và Giang đã dồn tâm sức của mình để cho ra mắt bản thiết kế cột mốc chủ quyền trong vòng 3 ngày, được cấp trên đồng ý ngay. Cột mốc được xây dựng theo mô hình một con tàu, đầu tàu ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với bộ đội Hải quân "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có trời, có biển, bờ biển của ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ lấy nó". Đuôi con tàu hướng về phía Nam cùng với thân tàu kiêm thêm chức năng làm bảng tin, chấm điểm thi đua của bộ đội. Giữa thân tàu là cột cờ với dòng chữ: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quần đảo Trường Sa, đảo Nam Yết…”. Phía trước cột mốc là một khoảng sân rộng phục vụ các sinh hoạt tập thể của đảo.

Sau khi có thiết kế, Giang và 20 đồng đội trong Khung xây dựng lại miệt mài thi công cột mốc. Tỉ mỉ và khó khăn nhất là khâu cắt chữ, vì việc này đòi hỏi sự chính xác, khéo léo và phải có tính thẩm mỹ cao. Nếu không khéo, chữ sẽ bị lệch, méo, và cỡ chữ không đều nhau. Trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ khó khăn này là chiến sĩ Nguyễn Xuân Diễn cùng với 4 đồng chí khác, và phải mất 4 ngày đêm các anh mới hoàn thành khâu cắt và đổ bê tông chữ.

Chỉ sau hơn một tuần, cột mốc chủ quyền đầu tiên của đảo Nam Yết đã đứng sừng sững, uy nghiêm. Mặt tiền của cột mốc hướng về phía Tây, nơi các thuyền bè thường neo lại tránh bão có thể nhìn thấy cột mốc rõ nhất. “Các đoàn khách ra thăm lúc bấy giờ ai cũng trầm trồ khen ngợi sự hoành tráng của công trình và đều chụp ảnh kỷ niệm dưới cột mốc. Sau thành công đó, tại các công trình khác mà Trung đoàn 83 thi công, cột mốc chủ quyền đều được xây dựng ở tất cả các điểm đảo. Về sau, việc xây dựng cột mốc chủ quyền đã chính thức trở thành nhiệm vụ chính trị của các đơn vị thi công, được đưa vào dự toán chính thức, nhưng với chúng tôi, kỷ niệm về lần xây dựng cột mốc ở đảo Nam Yết mãi mãi là một dấu ấn không thể nào quên” - Đại tá Nghiêm Hồng Giang tâm sự.

Tiết lộ của người thiết kế cột mốc chủ quyền Trường Sa - ảnh 2
Đại tá Nghiêm Hồng Giang hiện nay.

Xuyên Trường Sơn, lòng dội sóng Trường Sa

Sau nhiều năm công tác tại Trung đoàn 83, năm 2005, Nghiêm Hồng Giang được cấp trên điều động về công tác tại Ban quản lý dự án đường Đông Trường Sơn (gọi tắt là Ban quản lý dự án 46 – Bộ Quốc phòng). Anh được cấp trên tin tưởng giao trọng trách là Trưởng phòng Quản lý thi công. Đường Đông Trường Sơn là con đường huyết mạch mang ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cho miền Trung – Tây Nguyên, được xây dựng trên cơ sở hướng tuyến của con đường Z114 mở trong kháng chiến chống Mỹ để phục vụ công tác vận tải quân nhu khí tài chi viện chiến trường miền Nam. Tinh thần thực hành tiết kiệm ở Trường Sa năm xưa nay được Đại tá Nghiêm Hồng Giang cùng đồng đội tiếp tục thực hiện với một tầm cao mới. Giờ đây, trong bối cảnh kinh tế suy giảm, gặp nhiều khó khăn, tiết kiệm không chỉ là “thắt lưng buộc bụng” mà phải tính toán làm sao đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, bảo đảm lợi ích cho cả xã hội, đơn vị thi công và chủ đầu tư (Nhà nước). Anh Giang đã tham mưu với Đại tá Văn Thái Bình, Giám đốc Ban quản lý dự án 46 để nâng cao chất lượng, hiệu quả công trình, làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Đơn cử như việc thông qua các khảo sát, nghiên cứu trên thực địa đã thi công, các anh đã nhận thấy: Để đạt mục tiêu kéo dài tuổi thọ, nâng cao hiệu quả khai thác con đường, cần điều chỉnh dự án từ đường cấp phối đá dăm láng nhựa sang bê tông nhựa và bê tông xi măng. Kiến nghị này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Hay như với việc quản lý, giám sát, bảo đảm tiến độ và chất lượng đã giúp tiết kiệm ngân sách rất lớn.

Chúng tôi đã nhiều lần gặp Đại tá Nghiêm Hồng Giang khi anh kiểm tra thi công trên công trường đường đôi lưỡng dụng K'rông Á. Chỉ riêng việc giúp công trình này về đích đúng thời hạn trong bối cảnh kinh tế khó khăn đã giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng do trượt giá, khấu hao máy móc. Tại nhiều hạng mục khác, chỉ riêng việc điều chỉnh thiết kế, bỏ một cây cầu, nắn một cung đường cho sát thực tế hơn cũng giúp tiết kiệm cho ngân sách hàng chục tới hàng trăm tỷ đồng. Đó là những công việc mà người quản lý như anh nếu như không tâm huyết, nếu không có sự trải nghiệm thực tế sâu sắc thì khó lòng làm được...

Chất Trường Sa trong người lính công binh vẫn dội sóng trên mỗi bước chân trên cung đường Trường Sơn hôm nay. Lời dạy của Bác Hồ về chủ quyền, tư tưởng của Bác về tiết kiệm, về sự tận tâm tận lực với công việc theo đạo đức của người cách mạng vẫn thấm sâu trong anh, thể hiện qua từng việc làm cụ thể.

                                                                      Nguồn: NGUYÊN MINH – HƯƠNG BƯỞI (QĐND)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !