Tiến sĩ trẻ nhận giải “Quả cầu vàng 2020” và khát vọng đưa sâm Ngọc Linh rời núi

Ước mơ lớn nhất của nhà khoa học trẻ là có thể đưa sâm Ngọc Linh tự nhiên quý hiếm từ vùng rừng núi đến tận tay người dân.

Với những nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu khoa học, Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm (Trường Đại học Duy Tân) đã trở thành một trong 10 gương mặt xuất sắc tại “Quả cầu vàng 2020”.

Đứng lên từ những thất bại

Sinh ra, lớn lên ở vùng quê Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam), từ nhỏ, Hồ Thanh Tâm đã có niềm đam mê với các loại cỏ cây, trong đó có loài sâm Ngọc Linh quý hiếm mọc giữa đại ngàn Trường Sơn.

Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm là một trong mười gương mặt xuất sắc giành quả cầu vàng 2020. (Ảnh: AN)

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học tại Đại học Đà Lạt, Tâm quyết định bước vào con đường nghiên cứu với mong muốn tạo ra những giống cây trồng hữu ích.

Chia sẻ về chặng đường chông gai đã trải qua, Tâm nói: “Từ ngày còn trên giảng đường đại học, mình đã bắt đầu nghiên cứu và nhân giống vô tính cây chuối Laba (giống chuối đặc hữu Lâm Đồng). Đó cũng là lần đầu tiên bước vào phòng thí nghiệm.

Sản phẩm đầu tay cứ nuôi cấy miết mà nó không lên. Thất bại liên tục khiến mình buồn bã, stress mấy ngày liền. Nhưng rồi được sự động viên của bạn bè, thầy cô, mình tiếp tục thử nghiệm thêm nhiều lần nữa và thành công.

Năm 2014, sau nhiều năm nghiên cứu về các giống cây trồng quý trong nước, mình sang làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Chungbuk (Hàn Quốc). Đó là thất bại đầu tiên nhưng để lại nhiều suy nghĩ, day dứt trong quá trình nghiên cứu về các giống cây trống quý hiếm đến tận sau này”.

Thời gian hơn 5 năm ở Hàn Quốc đã giúp Tâm tiếp cận với những nền tảng khoa học cây trồng tiên tiến cùng những phòng Lab, thiết bị thử nghiệm hiện đại.

“Môi trường khoa học làm việc bên đó rất căng thẳng và họ rất đề cao tính hiệu quả công việc. Do tiến độ công việc, hồi đó, mình xác định là ăn dầm nằm dề trên Lab, có hôm làm xuyên đêm”, Tâm nhớ lại.

Những nỗ lực miệt mài đó đã mang đến cho Tâm những thành công trên con đường nghiên cứu: Giải ba báo cáo xuất sắc tại Hội thảo In vitro Biology Meeting, Raleigh, Bắc Carolina (Mỹ) 2017; Giải nhì báo cáo xuất sắc tại Hội thảo The 3rd International Orchid Symposium (Seoul, Hàn Quốc) 2018; 2 giải thưởng báo cáo xuất sắc khác tại các hội nghị khoa học tại Hàn Quốc.

“Những giải thưởng đầu tiên của Hội nghị là động lực cho mình cống hiến nhiều hơn. Nhất là giải 3 báo cáo tại hội nghị “sinh học trong ống nghiệm” năm 2017 tại Mỹ. Đó là động lực rất lớn với mình”, Tâm chia sẻ.

Mang niềm hy vọng trở về

Đầu năm 2020, Tâm quyết định trở về Việt Nam và tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại Viện Sáng kiến Sức khỏe Toàn cầu (Trường Đại học Duy Tân). Ở đây, Tâm lại viết tiếp những ước mơ từ ngày còn bé của mình là phát triển và bảo tồn loài sâm Ngọc Linh của quê hương.

Những nghiên cứu về "bảo vật quốc gia", loài sâm Ngọc Linh quý hiếm đang thu về những kết quả khả quan. (Ảnh: AN)

Tâm kể: “Gần 10 năm qua, mình đã dành rất nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu về loại sâm quý này.

Ở Hàn Quốc, họ đã thương mại hóa được sản phẩm sâm quốc bảo của mình, còn sâm Ngọc Linh vẫn rất khó trồng, khó nhân giống và chủ yếu phân phối ở vùng núi cao của đỉnh Ngọc Linh.

Mong muốn của mình là có thể chọn lọc, tạo ra những giống sâm Ngọc Linh để di chuyển tới trồng ở vùng đồng bằng, trung du.

Lúc đó, sâm quý không chỉ có ở đỉnh Ngọc Linh mà còn ở nhiều nơi khác, hình thành nên những vùng chuyên về trồng sâm phục vụ quy mô công nghiệp”.

Trong phòng thí nghiệm chất đầy những mẫu vật, cây cối được lấy từ nhiều nơi khác nhau mang về, Hồ Thanh Tâm đang thí nghiệm nuôi cấy mô để tạo ra những giống cây trồng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như: Sâm Ngọc Linh, Lan Hài, Lan Gấm... Việc nuôi cấy này không chỉ bảo tồn được nguồn gen quý mà còn tạo ra nguồn cây giống chất lượng.

“Liên quan đến quá trình nghiên cứu Sâm Ngọc Linh, nhóm của mình đã công bố 8 bài báo khoa học trong nước và một bài báo quốc tế.

Mình cũng đã nhân giống vô tính (trong phòng thí nghiệm) thành công sâm Ngọc Linh, mang đến trồng ở Kon Tum và khu vực Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà – Lâm Đồng. Hiện giờ sâm trồng ở đây sinh trưởng tốt và bước đầu cho các hoạt chất giống như sâm trồng tự nhiên ở đỉnh Ngọc Linh”.

Tâm chia sẻ thêm, về mặt trồng sâm Ngọc Linh ở quy mô thí nghiệm thì bước đầu đã có những kết quả thành công, hướng sắp đến là sẽ tạo ra nguồn cây giống phục vụ việc trồng ở các địa bàn khác nhau (ngoài vùng núi Ngọc Linh); đồng thời, Tâm cũng hướng đến việc thu sinh khối để tạo ra nguồn nguyên liệu có hoạt tính, phục vụ sản xuất công nghiệp.

Những nỗ lực ấy của tiến sĩ trẻ Hồ Thanh Tâm đang dần đưa giống sâm Ngọc Linh vốn được xem là “bảo vật quốc gia” rời núi, để đến với nhiều vùng miền trong cả nước.

Giải thưởng “Khoa học công nghệ thanh niên Quả cầu vàng năm 2020” do Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nhằm tôn vinh các tài năng trẻ Việt Nam (dưới 35 tuổi) có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ y dược, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường và công nghệ vật liệu mới.

Đây là giải thưởng được trao thường niên nhằm thúc đẩy phong trào thi đua, học tập, nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Theo giaoduc.net.vn

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Thủ khoa không đi học thêm, đạt điểm gần tuyệt đối ĐH Bách khoa Hà Nội

Được các bạn rủ thử sức với kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội, Đình Thái chỉ có 2 tuần làm quen với dạng đề. Thế nhưng, nam sinh đã đạt 96,43/100 điểm, trở thành thủ khoa sau cả 6 đợt thi.

Hoa hậu Nông Thuý Hằng: 'Tôi ế toàn thân, chưa thấy ai tiếp cận'

Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam 2022 Nông Thuý Hằng tập trung cho công việc nên không có thời gian yêu, tụ tập bạn bè. Cô thoải mái đón nhận tình yêu nhưng vẫn "ế toàn thân".

Nữ sinh giành học bổng toàn phần tiến sĩ khi chưa tốt nghiệp

Dù vẫn chưa tốt nghiệp, nữ sinh Phương Trang đã được ngôi trường hàng đầu châu Á cấp học bổng toàn phần trong suốt 4 năm học tiến sĩ tại Singapore.

Đang cập nhật dữ liệu !