Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Vừa qua, Đặng Tuấn Anh - lớp 12 chuyên Sinh, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), cùng các bạn trong đoàn Olympic Sinh học quốc tế đã giúp Việt Nam lọt top 3 toàn đoàn với ba Huy chương Vàng và một Huy chương Bạc. Theo Bộ GD-ĐT, đây là thành tích tốt nhất của Việt Nam tại IBO, kể từ năm 2019 đến nay.

Ảnh chụp Màn hình 2024 07 16 lúc 04.56.29.png
Tuấn Anh là niềm tự hào của thầy cô và các bạn. Ảnh: Đoàn Trường THPT Chu Văn An.

Trước đó, Tuấn Anh cũng từng “bỏ túi” loạt thành tích ấn tượng môn Sinh học tại các cuộc thi như: Huy chương Vàng - Thủ khoa Học sinh giỏi các trường chuyên Duyên Hải- Đồng Bằng Bắc Bộ (lớp 10); giải Nhất Học sinh giỏi Sinh học TP Hà Nội, Huy chương Vàng – Thủ khoa học sinh giỏi các trường chuyên Duyên Hải - Đồng Bằng Bắc Bộ; giải Nhì học sinh giỏi quốc gia Sinh học (lớp 11); giải Nhất - Thủ khoa học sinh giỏi quốc gia Sinh học và là 1 trong 4 thành viên đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Sinh học quốc tế 2024 (lớp 12).   

Nam sinh này cho biết, ước mơ của em là được học tại lớp chuyên Sinh tại Trường THPT Chu Văn An nên em bắt đầu tập trung học cũng như ôn tập môn Sinh từ năm lớp 9.

“Nhà em ở vùng ngoại thành (Đông Anh) nên không có nhiều điều kiện học thêm như các bạn trong nội thành. Để đặt chân vào Trường THPT Chu Văn An, em đã tự đưa ra lộ trình tự học là chủ yếu.

Tại kỳ thi vào lớp 10, em may mắn đỗ chuyên Sinh, Trường THPT Chu Văn An. Từ đây, niềm đam mê với môn học này của em bắt đầu được các thầy cô chắp cánh”, Tuấn Anh cho hay.

chu van an4.jpg
Thầy cô chúc mừng Tuấn Anh tại sân bay.

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh này đi học bằng xe buýt.

Hàng ngày, em ra khỏi nhà lúc 5h30 và lên xe buýt lúc 5h50 để kịp giờ vào lớp. Chính niềm đam mê với môn Sinh và sự dạy dỗ tận tình của thầy cô đã giúp Tuấn Anh vượt qua khó khăn về khoảng cách địa lý, chưa một lần đi học muộn dù là mùa hè hay mùa đông. Em cũng luôn nỗ lực hoàn thành các bài tập và tự tìm kiếm tài liệu chuyên sâu để mở mang hiểu biết về lĩnh vực sinh học mà không để các thầy cô phải bận lòng.

Tham dự kỳ thi, Tuấn Anh và các bạn trong đoàn đã trải quả 2 ngày thi chính thức với thời gian thi kéo dài trong 6 – 8 giờ/ngày. Trong đó, 1 ngày thi lý thuyết với 2 bài và 1 ngày thi thực hành với 4 bài thí nghiệm về sinh học phân tử, hóa sinh, giải phẫu và sinh lý động vật, tin - sinh học.

Đề thi năm nay đòi hỏi thí sinh am hiểu cả về lý thuyết và thành thạo các kỹ năng thực hành, vận dụng đúng và hiệu quả các kiến thức, kỹ năng của sinh học từ kinh điển tới hiện đại trong giải quyết nhiều bài toán đa dạng của các vấn đề toàn cầu.

Trước kỳ thi này, Tuấn Anh cũng như các bạn trong đoàn tập trung ôn luyện dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoảng 2 tuần. Em được tiếp cận với các kiến thức nâng cao, mới mẻ nhưng cũng không hề dễ dàng.

“Quãng thời gian ôn luyện đội tuyển, em tập trung làm các đề từ năm trước, đọc thêm sách nổi tiếng để thu nạp kiến thức. Chúng em được hướng dẫn cách lập luận khi gặp các dạng bài mới. Em được cọ xát với các dạng bài lý thuyết và thực hành, làm thí nghiệm ở những chủ đề khác nhau để có thêm phản xạ và kỹ năng. Để có bài thi tốt, em cũng được nghe chia sẻ kinh nghiệm từ các thầy cô, các anh chị đi trước và đặc biệt là chú ý những phần câu hỏi dễ mắc sai lầm.

Với em, khoảng thời gian ôn luyện tuy không dài nhưng rất có ý nghĩa, giúp em có thể hệ thống kiến thức một cách khoa học và quan trọng là có được sự tự tin làm bài tốt nhất có thể trong khả năng của mình”, Tuấn Anh nói.

Chia sẻ bí quyết học tập, Tuấn Anh cho biết, bài tập hôm nào em sẽ làm hết hôm ấy, không để sang ngày khác. Nguyên tắc học môn Sinh của em là học hiểu bản chất của kiến thức sau đó vận dụng trong các bài tập thực hành, khi đã hiểu bản chất kiến thức sẽ rất dễ được ghi nhớ.

“Càng học, càng tìm hiểu, em càng thích thú với các phạm trù kiến thức và thấy mình thật nhỏ bé. Vì thế, em muốn đọc, khám phá và nắm bắt kiến thức nhiều hơn”, nam sinh này chia sẻ.

Để nâng cao kỹ năng, Tuấn Anh cũng đăng ký tham gia nhiều kỳ thi học sinh giỏi để thử sức. Chia sẻ về dự định tương lai, Tuấn Anh nói em sẽ theo học ngành Y đa khoa tại ĐH Y Hà Nội để tiếp tục theo đuổi đam mê của mình với môn Sinh và thực hiện mong ước chữa bệnh cứu người...

Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, 4/4 học sinh tham dự Olympic Sinh học quốc tế 2024 đều đoạt huy chương gồm 3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc.

Cụ thể, em Đặng Tuấn Anh, học sinh lớp 12, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) giành Huy chương Vàng; Em Nguyễn Tiến Lộc, học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, giành Huy chương Vàng; Em Nguyễn Sĩ Hiếu, học sinh lớp 12, Trường THPT  Chuyên Trần Phú (Hải Phòng) giành Huy chương Vàng.

Em Hồ Đức Trung, học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Quốc học (Thừa thiên - Huế) giành Huy chương Bạc.

Được biết, kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế (IBO) lần thứ 35 năm 2024 được tổ chức tại nước Cộng hòa Kazakhstan từ ngày 7/7 đến 13/7. Đây là kỳ thi có số quốc gia tham gia lớn nhất từ trước tới nay, với 81 quốc gia, vùng lãnh thổ và 320 thí sinh dự thi.  

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Đang cập nhật dữ liệu !